japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Nhờ tầm soát đột quỵ chuyên sâu, bệnh nhân được phát hiện túi phình động mạch cảnh thoát khỏi nguy cơ đột quỵ chực chờ

Nhờ tầm soát đột quỵ chuyên sâu, bệnh nhân được phát hiện túi phình động mạch cảnh thoát khỏi nguy cơ đột quỵ chực chờ

17/10/2022

Nhờ tầm soát chuyên sâu tại Bernard, phát hiện túi phình động mạch cảnh bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ đột quỵ chực chờ.

Bernard vừa phát hiện kịp thời trường hợp một bệnh nhân bị túi phình động mạch cảnh trong bên trái đoạn Siphon, kích thước túi phình # 2,5x4,0mm, cổ túi phình # 2mm, giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ đột quỵ não gây liệt, thậm chí có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
bernard-mri-tui-phinh-dong-mach-canh
Hình chụp MRI não thể hiện túi phình động mạch cảnh trong của bệnh nhân
Một vị khách tên X.T sinh năm 1967 tình cờ được phát hiện có túi phình động mạch cảnh trong bên trái khi tình cờ khám sức khỏe tại Bernard. Qua kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cho thấy bệnh nhân có nhiều ổ bất thường tín hiệu ở chất trắng dưới vỏ và quanh não thất bên hai bên --> Bệnh lý mạch máu nhỏ, thoái hóa; Túi phình động mạch cảnh trong (T) đoạn Siphon, kích thước túi phình # 2,5x4,0mm, cổ túi phình # 2mm.
 
Bệnh nhân được hội chẩn Ngoại thần kinh và bác sĩ Can thiệp mạch thần kinh Bernard để lên kế hoạch theo dõi sát, vì túi phình này còn nhỏ chưa cần đặt stent, nhưng cần theo dõi sát định kỳ phòng ngừa biến chứng sau này.
dung-hinh-mach-mau-nao
Phát hiện túi phình động mạch cảnh trái qua hệ thống MRI tại Bernard
Theo BS.CKII Phan Duy Kiên - chuyên khoa Mạch máu Bernard: Nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh - can thiệp mạch thần kinh có thể hội chẩn để đưa ra phương án mổ hoặc can thiệp mạch bằng coil/ stent chuyển dòng ít xâm lấn. Hiện nay, ngành can thiệp mạch máu thần kinh có xu hướng đang phát triển như một chuyên khoa mũi nhọn trong tầm soát, điều trị chuyên sâu bệnh lý mạch máu não trong sọ.
 
Phương tiện giúp tầm soát sớm là chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI, hoặc DSA), trong đó CT/MRI được dùng nhiều nhất do bản chất không xâm lấn.
 
Hơn 80% TRƯỜNG HỢP ĐỘT QUỴ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA (Theo Hiệp hội Đột quỵ thế giới) vì vậy hãy: Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu; kiểm tra, thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên các bệnh lý nền.

Tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ tại Bernard

¤ MÔ HÌNH ĐA CHUYÊN KHOA CHUYÊN SÂU TRONG TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ: Đội ngũ bác sĩ ĐA CHUYÊN KHOA (Nội tim mạch, Nội thần kinh, Phẫu thuật mạch máu và can thiệp mạch máu thần kinh, Phẫu thuật thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Vật lý trị liệu) cùng phối hợp trong tầm soát toàn diện các yếu tố nguy cơ, hội chẩn đa chuyên khoa khi phát hiện bất thường và theo dõi chuyên sâu sau thăm khám (Điều trị NỘI KHOA hoặc tư vấn điều trị NGOẠI KHOA)

¤ ỨNG DỤNG MRI TÍCH HỢP TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI): Cho phép dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não giúp truy tìm “sát thủ thầm lặng” như bệnh lý dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u,...

¤ CT scan: Dựng hình động mạch cảnh, đánh giá chính xác mức độ hẹp động mạch cảnh ngoài sọ (trong trường hợp phát hiện bất thường cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu)

¤ Siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân

+ Siêu âm động mạch chi dưới; động mạch tạng; động mạch cảnh ngoài sọ (mạch máu trọng yếu toàn thân)

+ Ứng dụng chỉ số ABI/ TBI trong đánh giá sớm tình trạng tắc hẹp mạch máu ngoại biên do xơ vữa động mạch

¤ Xét nghiệm máu: Bên cạnh cung cấp những thông tin cơ bản (công thức máu, chức năng gan, thận). Xét nghiệm máu còn đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh lý chuyển hoá (Ví dụ: Đái tháo đường) là những nguy cơ thường gặp của đột quỵ

¤ Điện tâm đồ (ECG): Phát hiện sớm những nguyên nhân gây đột quỵ nguy hiểm như rối loạn nhịp, dấu hiệu thiếu máu cơ tim...

¤ Chụp soi đáy mắt: Phát hiện sớm biến chứng đái tháo đường võng mạc. Từ đó giúp đánh giá gián tiếp các mạch máu nhỏ tương đương khác trong cơ thể

¤ Bảng điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ (theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ)

Chia sẻ

Đã copy link
Nhờ tầm soát đột quỵ chuyên sâu, bệnh nhân được phát hiện túi phình động mạch cảnh thoát khỏi nguy cơ đột quỵ chực chờ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phát hiện u màng não nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ
Mới đây, một vị khách nam (64 tuổi) nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ tại Bernard đã kịp thời phát hiện u màng não, một căn bệnh nguy hiểm, thầm lặng!
Quy trình tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp CT liều thấp tại Bernard Healthcare, theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản
CT scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh ung thư phổi bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT scan) liều thấp hàng năm giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót lên tới 80%. Đây là kết quả đáng mừng từ một nghiên cứu quốc tế kéo dài 20 năm vừa được công bố tháng 11 năm 2022 vừa qua.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có giống nhau?
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Quy trình khám sức khỏe cho doanh nghiệp tại Bernard Healthcare
Quy trình khám sức khỏe chuyên nghiệp là điểm sáng trong dịch vụ khám sức khỏe cho doanh nghiệp.
Đột quỵ dễ “ghé thăm” người mất ngủ
Mất ngủ được hiểu là mất ngủ hoàn toàn, hoặc ngủ ít (chỉ từ 1-3 giờ mỗi ngày), ngủ không sâu, hay mộng mị, bị thức giấc hoặc khi thức giấc rất khó để ngủ lại… Mỗi năm, có khoảng 30 - 45% người lớn bị mất ngủ. Mất ngủ làm suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và là nguyên nhân khiến ta đến gần hơn với nguy cơ đột quỵ hơn.