japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?

Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?

25/08/2022

Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).

Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ?

Đại đa số nguyên nhân đột quỵ não ở người trẻ do bệnh lý dị dạng mạch máu não hoặc phình động mạch não bẩm sinh. Hơn 90% nhóm này hầu như không có bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi có biến chứng vỡ. Vì vậy, hai nhóm nguyên nhân này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng (silent killer), chỉ vô tình phát hiện qua thăm khám; tầm soát như chụp CT hoặc MRI mạch máu não.

Theo BS.CKII Phan Duy Kiên - chuyên khoa Mạch máu Bernard: Nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh - can thiệp mạch thần kinh có thể hội chẩn để đưa ra phương án mổ hoặc can thiệp mạch bằng coil/ stent chuyển dòng ít xâm lấn. Hiện nay, ngành can thiệp mạch máu thần kinh có xu hướng đang phát triển như một chuyên khoa mũi nhọn trong tầm soát, điều trị chuyên sâu bệnh lý mạch máu não trong sọ.
Phương tiện giúp tầm soát sớm là chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI, hoặc DSA), trong đó CT/MRI được dùng nhiều nhất do bản chất không xâm lấn.

Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ điển hình khác như:

  • Các bệnh tim mạch chuyển hóa như đái tháo đường và tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, béo phì,... do lối sống công nghiệp, mất cân bằng dinh dưỡng ngày càng phổ biến
  • Stress, căng thẳng thường xuyên do áp lực công việc, học tập cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có đột quỵ
  • Lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích cũng tác động làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ ở đâu?

BS.CKI Đặng Nhất Tâm - Chuyên khoa Nội thần kinh Bernard - cho biết: "Theo thống kê của các tổ chức Đột quỵ uy tín từ các nước phát triển trên thế giới thì khoảng hơn 80% các trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên tầm soát đột quỵ sớm và hợp lý để có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời."

dot-quy-tan-cong-nguoi-tre-bernard
Chụp MRI dựng hình mạch máu não 3D không cần tiêm thuốc cản từ tại Bernard

Bernard Healthcare có đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa chuyên sâu lên phác đồ điều trị phòng ngừa cho từng cá nhân cùng các trang thiết bị cao cấp như:

  • Tiên phong ứng dụng MRI tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI): Cho phép dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não giúp truy tìm “sát thủ thầm lặng” như bệnh lý dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u,...
  • Siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân
    + Siêu âm động mạch chi dưới; động mạch tạng; động mạch cảnh ngoài sọ (mạch máu trọng yếu toàn thân)
    + Ứng dụng chỉ số ABI/TBI trong đánh giá sớm tình trạng tắc hẹp mạch máu ngoại biên do xơ vữa động mạch
  • CT scan: Dựng hình động mạch cảnh, đánh giá chính xác mức độ hẹp động mạch cảnh ngoài sọ (trong trường hợp phát hiện bất thường cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu)
  • Xét nghiệm máu: Bên cạnh cung cấp những thông tin cơ bản (công thức máu, chức năng gan, thận). Xét nghiệm máu còn đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh lý chuyển hoá (ví dụ: Đái tháo đường) là những nguy cơ thường gặp của đột quỵ
  • Điện tâm đồ (ECG): Phát hiện sớm những nguyên nhân gây đột quỵ nguy hiểm như rối loạn nhịp, dấu hiệu thiếu máu cơ tim...
  • Chụp soi đáy mắt: Phát hiện sớm biến chứng đái tháo đường võng mạc. Từ đó giúp đánh giá gián tiếp các mạch máu nhỏ tương đương khác trong cơ thể
  • Bảng điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ (theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ)

Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu, kiểm tra, thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên các bệnh lý nền, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, vận động…là cách tốt nhất để nói không với đột quỵ.

Chia sẻ

Đã copy link
Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Sự thật ít ai biết: Hơn 80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được
Bạn có biết: Đột quỵ có thể phòng ngừa được. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, có đến 80% đột quỵ có thể được phòng ngừa thông qua thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Tầm soát chuyên sâu phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ khó phát hiện, thường không có triệu chứng nhưng lại là những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, phình - dị dạng mạch máu não, rung nhĩ...
Đột quỵ dễ “ghé thăm” người mất ngủ
Mất ngủ được hiểu là mất ngủ hoàn toàn, hoặc ngủ ít (chỉ từ 1-3 giờ mỗi ngày), ngủ không sâu, hay mộng mị, bị thức giấc hoặc khi thức giấc rất khó để ngủ lại… Mỗi năm, có khoảng 30 - 45% người lớn bị mất ngủ. Mất ngủ làm suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và là nguyên nhân khiến ta đến gần hơn với nguy cơ đột quỵ hơn.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có giống nhau?
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?
Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.