japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”

Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”

25/08/2022

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.

Các dấu hiệu của một người bị đột quỵ có thể nhận biết bằng mắt thường như:

+ Liệt nửa người: Liệt tay và chân bên phải hoặc tay và chân bên trái
+ Méo miệng
+ Nói không rõ, tiếng bị đớ…

Tuy nhiên, đây đều là những dấu hiệu muộn. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong! Đây cũng là “phần nổi của tảng băng trôi” trong bệnh lý Đột quỵ.

Theo nhiều nghiên cứu, trên 90% bệnh đột quỵ đều có nguyên nhân, điều đó có nghĩa không phải tự nhiên mà một người bị đột quỵ. Nguyên nhân chính là đã có những YẾU TỐ NGUY CƠ TIỀM ẨN gây đột quỵ nhưng không được phát hiện sớm hoặc quan tâm đúng mức. Đó cũng là “phần chìm” được nhắc đến trong nguyên lý “tảng băng trôi”.

Các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ như:

+ Tăng huyết áp
+ Đái tháo đường
+ Xơ vữa mạch máu
+ Dị dạng, phình mạch máu não
+ Rối loạn mỡ máu
+ Rung nhĩ, suy tim
+ Lão hóa
+ Thuốc lá, béo phì, lười vận động,...

TIÊU CHUẨN VÀNG trong phòng ngừa đột quỵ là phải KIỂM SOÁT YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH MẠCH MÁU VÀ TIM MẠCH bằng cách:

+ Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu
+ Kiểm tra, thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên các bệnh lý nền
+ Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, vận động…

HÃY CÙNG BERNARD HEALTHCARE TẦM SOÁT SỚM NGUY CƠ ĐỂ NÓI KHÔNG VỚI ĐỘT QUỴ!

Chia sẻ

Đã copy link
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy trình tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp CT liều thấp tại Bernard Healthcare, theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản
CT scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh ung thư phổi bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT scan) liều thấp hàng năm giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót lên tới 80%. Đây là kết quả đáng mừng từ một nghiên cứu quốc tế kéo dài 20 năm vừa được công bố tháng 11 năm 2022 vừa qua.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có giống nhau?
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Đột quỵ dễ “ghé thăm” người mất ngủ
Mất ngủ được hiểu là mất ngủ hoàn toàn, hoặc ngủ ít (chỉ từ 1-3 giờ mỗi ngày), ngủ không sâu, hay mộng mị, bị thức giấc hoặc khi thức giấc rất khó để ngủ lại… Mỗi năm, có khoảng 30 - 45% người lớn bị mất ngủ. Mất ngủ làm suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và là nguyên nhân khiến ta đến gần hơn với nguy cơ đột quỵ hơn.
Nguyên nhân gây ung thư là gì? Những phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, ước tính có 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và 10 triệu ca tử vong trên thế giới, tăng so với 18,1 triệu ca mắc mới và 9,6 triệu ca tử vong vào năm 2018.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột phá công nghệ chẩn đoán hình ảnh: "Mắt thần” MRI giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư ở dạng tế bào phân tử cực nhỏ
Tầm soát phát hiện sớm ung thư là yếu tố tiên quyết để dẫn đến thành công trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Trong bài viết này, những thông tin về công nghệ chẩn đoán hình ảnh MRI giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư sẽ được gửi đến bạn.