Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Triệu chứng đột quỵ não
Đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não và xuất huyết não xảy ra khi nguồn cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc giảm do huyết khối hoặc xuất huyết dẫn đến tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng, giảm nuôi dưỡng nhu mô não. Nếu không được cải thiện, sau vài phút các tế bào não bắt đầu chết.
Triệu chứng: Yếu nửa người, tê liệt tay chân, nói đớ, méo mặt, đau nửa đầu...
Tùy theo mức độ các vùng trong não bị thiếu máu mà người bệnh sẽ có những biểu hiện triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Những người bị nhẹ có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn sau đột quỵ nếu được điều trị hiệu quả.
Những người bị nặng hơn thường không may mắn như vậy, họ sẽ bị nhiều di chứng nặng nề như không nói được, đi lại khó khăn, liệt nửa người phải nằm một chỗ hoặc thậm chí là tử vong.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch vành trái, hoặc các nhánh của nó. Nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch.
Triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, đặc biệt là xuất hiện cơn đau thắt ngực. Mức độ đau thắt ngực có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, đến mức đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt.
Phân biệt đột quỵ não và nhồi máu cơ tim
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nhưng đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Điểm chung của đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là do các cục máu đông hoặc mảng xơ vữa gây tắc mạch máu. Thế nhưng các triệu chứng của đột quỵ và nhồi máu cơ tim là khác nhau.
Cả hai căn bệnh đều nguy hiểm và đều có thể DỰ PHÒNG bằng cách tầm soát sức khỏe.
Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Mắc các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, lười vận động… là một trong các yếu tố nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Do đó tuân thủ kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ cao là một trong
Ngoài ra, việc thay đổi hành vi và lối sống cũng giúp ngăn ngừa bệnh ngừa, cụ thể:
- Thường xuyên tập thể dụng là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
- Giải tỏa căng thẳng các áp lực trong công việc, tạo một cuộc sống lành mạnh giảm stress.
- Thay đổi chế độ ăn, đặc biệt là chế độ ăn nhiều chất béo, muối, đường, các sản phẩm chứa nhiều mỡ động vật. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc là và ăn nhiều trái cây, rau quả.
- Khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ để tầm soát các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… và các bệnh lý tim mạch khác. Điều này đặc biệt quan trọng giúp phát hiện được bệnh trong giai đoạn tiền bệnh lý, đánh giá được mức độ nguy cơ mắc bệnh. Hơn thế nữa, sàng lọc định kỳ còn có thể phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm khác, là chìa khóa để điều trị thành công các bệnh lý tim mạch, đồng thời phòng ngừa được các hậu quả nghiêm trọng của đột quỵ.