Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ cao và đội ngũ y tế và mô hình Nhật Bản.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Ningen Dock Bernard; Chuyên khoa Nội tim mạch & Nội tổng quát Bernard Healthcare.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có số lượng người mắc bệnh nhiều nhất hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 2,1 triệu ca mắc mới và 1,8 triệu ca tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở cả nam và nữ, chiếm khoảng 25% số ca ung thư mới và 30% số ca tử vong do ung thư.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết “Một trong những nguyên nhân khiến ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao là do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đã di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy, việc tầm soát ung thư phổi sớm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ và chưa lan rộng là vô cùng quan trọng.”
1. Những dấu hiệu thường thấy của ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh có thể phát triển từ các tế bào biểu mô của phổi hoặc từ các mô khác trong cơ thể di căn đến phổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số dấu hiệu phổ biến của ung thư phổi bao gồm:
- Ho và ho kéo dài
Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị ung thư phổi. Ho có thể do viêm nhiễm, dị ứng, hen suyễn hoặc do khối u chiếm lấy không gian của phổi, kích thích các dây thanh quản gây ra ho. Ho có thể kèm theo đờm lẫn máu.
- Ho ra máu
Đây là triệu chứng do khối u gây ra vết loét hoặc vỡ mạch máu ở phổi. Ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lan rộng và gây ra tổn thương nghiêm trọng ở phổi.
- Xuất hiện đau vai, tay và các ngón tay
Triệu chứng này là do khối u ở phần trên của phổi (khối u Pancoast) gây ra. Khối u này có thể xâm nhập vào đám rối thần kinh, mạch máu, xương và cơ ở vùng vai, cánh tay và gây ra đau nhức, sưng tấy, tê liệt hoặc yếu cơ.
- Thường xuyên bị khó thở
Khi khối u chiếm lấy không gian, làm giảm dung tích của phổi sẽ gây khó thở cho người bệnh, đặc biệt khi nằm ngửa, khi vận động hoặc khi hít thở sâu.
- Đau tức ngực
Đây là triệu chứng xuất hiện khi khối u phát triển ảnh hưởng đến các mô xung quanh phổi như màng phổi, xương sườn, cơ ngực hoặc tim. Đau ngực có thể lan ra vai, lưng hoặc bụng, tùy theo vị trí và kích thước của khối u.
- Khàn tiếng
Khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh chèn ép thanh quản hoặc dây thanh, làm cho giọng nói của người bệnh bị khàn, rè hoặc mất giọng.
- Xuất hiện hạch cổ
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do khối u di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ. Hạch cổ có thể sưng to, cứng và không đau.
- Sụt cân bất thường
Người bệnh mất cảm giác ngon miệng, suy dinh dưỡng và giảm cân nhanh chóng do khối u phát triển.
- Đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên
Triệu chứng này là do khối u đã di căn đến não. Khối u não có thể gây ra áp lực lên các mạch máu và các vùng não khác nhau, gây ra đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, liệt nửa người hoặc co giật.
Khi đã xuất hiện những dấu hiệu kể trên thì bệnh thường ở giai đoạn muộn, vậy nên bạn cần thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản. Việc tầm soát ung thư phổi sớm có thể giúp phát hiện bệnh khi khối u còn nhỏ và chưa lan rộng, từ đó có thể điều trị kịp thời và nâng cao tỷ lệ sống sót của người bệnh.
2. Cần làm gì để phòng ngừa yếu tố nguy cơ ung thư phổi
Việc phòng ngừa yếu tố nguy cơ ung thư phổi là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa ung thư phổi mà bạn có thể áp dụng:
- Tránh xa thuốc lá
Đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư phổi, chiếm đến 90%. Vì thuốc lá chứa nhiều chất độc hại và gây kích ứng niêm mạc phổi. Nếu bạn đã hút thuốc, hãy cố gắng bỏ ngay từ bây giờ và tránh tái nghiện. Nếu bạn chưa hút thuốc, hãy duy trì thói quen này và đừng bao giờ thử dù chỉ một lần. Ngoài việc không hút thuốc, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc của người khác. Hút thuốc lá thụ động có thể tăng nguy cơ ung thư phổi đến 20-30%.
- Tập thể dục, vận động nhiều hơn
Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ hô hấp. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội... Bạn cũng nên tập các bài tập hít thở để tăng dung tích phổi và giải phóng các chất độc ra khỏi phổi.
- Giảm lượng radon trong nhà
Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên từ sự phân hủy uranium trong đá và đất, có thể xâm nhập vào nhà qua đất, nước. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng khí radon cao trong nhà hoặc nơi làm việc làm tăng số ca mắc và tử vong do ung thư phổi. Ở những người chưa bao giờ hút thuốc, khoảng 26% trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến việc tiếp xúc với radon.
Giảm mức radon có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá. Do đó, việc hạn chế radon trong nhà là rất quan trọng và có thể giảm được bằng các cách sau: Tăng cường thông gió, sử dụng các máy làm sạch không khí, lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng, bịt kín các vết nứt trên sàn nhà hoặc trên tường, hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà hoặc tầng hầm…
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư phổi
Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư khác, như amiăng, asen, cadimi, crom, niken, chì, than đá ... Những chất này có thể có trong môi trường làm việc hoặc sinh hoạt của bạn. Bạn nên đeo khẩu trang, găng tay và quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với những chất này, và tắm rửa sạch sẽ sau khi làm việc.
- Cẩn trọng trước ô nhiễm không khí
Theo thống kê của Globocan năm 2020, trên thế giới có khoảng 2,2 triệu ca mới mắc ung thư phổi, chiếm 11,4% tổng số ca mới mắc. Tại Việt Nam ung thư phổi đứng thứ 2 chỉ sau ung thư gan, với 26262 trường hợp mới mắc, chiếm 14,4% tổng số ca ung thư, với tỷ lệ mắc ở nam là 35,4/100 000 và ở nữ là 11,1/100 000. Bạn nên theo dõi chỉ số chất lượng không khí (AQI) để biết mức độ ô nhiễm của không khí ở khu vực bạn sống. Nếu AQI cao, bạn nên hạn chế ra ngoài hoặc đeo khẩu trang khi ra đường. Bạn cũng nên sử dụng các thiết bị lọc không khí trong nhà để giảm ô nhiễm không gian sống, đặc biệt là hạn chế tiếp xúc khói nhang.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả
Một chế độ ăn uống cân bằng và đủ chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau quả tươi, các loại hạt, dầu ô liu, cá... Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối và chất bảo quản.
- Tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến cáo
Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, nâng cao cơ hội điều trị. Bạn nên đi tầm soát ung thư phổi theo khuyến cáo của bác sĩ, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao như hút thuốc, môi trường làm việc phải thường xuyên tiếp xúc các tác nhân gây ung thư... Phương pháp tầm soát ung thư phổi thông dụng là chụp cắt lớp vi tính (CT) phổi liều thấp (LDCT).
3. Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Hệ thống Y khoa Quốc tế Bernard Healthcare gồm có các bước chính như sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Tại đây khách hàng sẽ được khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát / Nội hô hấp/ Ngoại lồng ngực giàu kinh nghiệm của Bernard Healthcare. Bác sĩ sẽ thăm khám và khai thác các thông tin bệnh học của khách hàng, từ đó là cơ sở để chỉ định thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm, bao gồm:
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser: Kiểm tra số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, Hemoglobin, ...; đánh giá tình trạng thiếu máu, một số bệnh nhiễm trùng và rối loạn đông máu do thiếu tiểu cầu
- Đo đường huyết (khi đói): Tầm soát và phát hiện sớm bệnh đái tháo đường
- Urea, đo Creatinine và đo eGFR (Độ lọc cầu thận): Đánh giá về chức năng thận và các bệnh lý thận
- Xét nghiệm SGPT và SGOT: Kiểm tra men gan, đánh giá viêm gan và các bệnh về gan
- CYFRA 21-1: Tầm soát & theo dõi điều trị ung thư phổi
- ProGRP*: Tầm soát & theo dõi điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
- Đo chức năng hô hấp: Đánh giá chức năng hô hấp, phát hiện các hội chứng hạn chế, hội chứng tắc nghẽn
Bước 3: Chụp CT Scan liều thấp – Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi
Khách hàng sẽ được chỉ định chụp CT phổi liều thấp (LDCT) được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi. Đây là phương pháp đã được chứng minh hiệu quả tốt, giảm 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi so với tầm soát bằng chụp X quang phổi. Các bước chụp CT scan tại Bernard sẽ diễn ra như sau:
- Kiểm tra sàng lọc: Đầu tiên, khách hàng sẽ được kiểm tra sàng lọc trước khi chụp CT phổi liều thấp bằng cách trả lời một bảng câu hỏi sàng lọc. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ thực hiện thao tác rà soát kim loại trên cơ thể để đảm bảo không có vật gây nhiễu trong quá trình chụp.
- Chụp CT phổi liều thấp (LDCT) không tiêm thuốc cản quang: Khách hàng sẽ được nằm trên bàn và di chuyển qua một máy quét hình dạng vòng cung. Trong quá trình chụp, khách hàng cần nín thở theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Thời gian thực hiện chụp diễn ra vô cùng nhẹ nhàng, nhanh chóng. Với công nghệ chụp cắt lớp điện toán và tái tạo ảnh cho hình ảnh rõ nét, giúp phát hiện các tổn thương sớm; đồng thời khảo sát hệ thống cơ quan trong cơ thể với thời gian nhanh chóng. Theo TS.BS. Nguyễn Đại Hùng Linh – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh Bernard Healthcare cho biết: “Quy trình tầm soát Ung thư phổi bằng CT liều thấp được thực hiện theo khuyến nghị của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản.”
- Tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ: Sau khi có kết quả chụp, nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường như nốt phổi, vùng mô bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định bệnh nhân chụp CT có tiêm thuốc cản quang và/hoặc sinh thiết phổi để có thêm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 4: Tư vấn chi tiết, tỉ mỉ sau khám
Sau khi thăm khám, nếu trường hợp khỏe mạnh, nguy cơ thấp, khách hàng sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra định kỳ.
Trong trường hợp phát hiện bất thường, Bernard sẽ gửi kết quả chẩn đoán hình ảnh sang Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả, nếu phát hiện bệnh sẽ:
- Kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa
- Tư vấn/ điều trị
- Theo dõi chuyên sâu sau thăm khám, điều trị (follow up). Bernard hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện tuyến cuối để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu khách hàng có nhu cầu.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi và quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare. Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard Healthcare mang đến sự an tâm cho khách hàng bởi dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cùng dịch vụ tận tâm, chu đáo. Hãy cùng Bernard Healthcare tầm soát sớm ung thư phổi bằng công nghệ cao, mô hình Nhật Bản.
Ngoài ra, Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các loại ung thư khác nhau. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.