Quy trình tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp CT liều thấp tại Bernard Healthcare, theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản
CT scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh ung thư phổi bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT scan) liều thấp hàng năm giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót lên tới 80%. Đây là kết quả đáng mừng từ một nghiên cứu quốc tế kéo dài 20 năm vừa được công bố tháng 11 năm 2022 vừa qua.
Quy trình tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp CT liều thấp tại Bernard
1. Đo sinh hiệu (đo huyết áp, đếm nhịp thở...)
2. Kiểm tra sàng lọc trước khi chụp CT: Trả lời bảng câu hỏi sàng lọc, kỹ thuật viên thực hiện thao tác rà soát kim loại trên người
3. Chụp CT (không tiêm thuốc cản quang, quá trình chụp nhẹ nhàng, nhanh chóng khoảng 5 – 10 phút)
4. Bác sĩ tư vấn sau khi có kết quả chụp CT (sau khoảng 45 – 60 phút)
TS.BS. Nguyễn Đại Hùng Linh – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh Bernard Healthcare cho biết:
Quy trình tầm soát Ung thư phổi bằng CT liều thấp được thực hiện theo khuyến nghị của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản. Nếu tầm soát có nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường như nốt phổi, vùng mô bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định bệnh nhân chụp CT có tiêm thuốc cản quang và/hoặc sinh thiết phổi để chẩn đoán chính xác, hội chẩn đa chuyên khoa và lên kế hoạch điều trị.
Bernard Healthcare cùng Y học Cộng đồng tặng 400 suất tầm soát Ung thư
Cùng chung sứ mệnh “Vì sức khỏe cộng đồng”, nhân ngày thế giới phòng chống ung thư 4/2; Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) phối hợp với Tổ chức Y học cộng đồng thực hiện chương trình Tầm soát ung thư, gồm 100 suất Tầm soát Ung thư Phổi và 300 suất Tầm soát Ung thư Cổ tử cung cho các nhóm đối tượng nguy cơ, bằng kỹ thuật tiêu chuẩn, hiện đại của thế giới, góp phần giảm nhẹ gánh nặng do ung thư trong cộng đồng.
Chương trình tầm soát sẽ được tổ chức nhiều đợt trong năm 2023, trong tháng 2 này sẽ tặng 50 suất TSUT Phổi và 50 suất TSUT cổ tử cung.