japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủTin Tổng Hợp
Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát

Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát

25/07/2024

Ung thư phụ khoa là một nhóm các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020 tại Việt Nam, ung thư phụ khoa chiếm khoảng 6% tổng số các loại ung thư và 14% ung thư thường gặp ở nữ giới.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare

Đồng thời, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại ung thư phụ khoa và vai trò của việc tầm soát phát hiện sớm để tăng tỷ lệ điều trị thành công.

1. Ung thư phụ khoa không chỉ là một bệnh

Ung thư phụ khoa là thuật ngữ chung chỉ các loại ung thư phát triển trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Có 5 loại chính được xác định, mỗi loại có những đặc điểm và phương pháp tầm soát khác nhau.

  • Ung thư cổ tử cung là loại phổ biến nhất, bắt đầu từ cổ tử cung, phần nối giữa âm đạo và tử cung. Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư này là do nhiễm virus HPV (Human Papilloma virus). Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và có nhiều chủng loại, trong đó một số chủng có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung có thể chủ động phòng ngừa được thông qua việc tiêm vắc-xin HPV.
  • Ung thư buồng trứng xuất hiện từ các tế bào trong buồng trứng, là một trong những loại ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất. Triệu chứng của bệnh không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nhiều trường hợp ung thư buồng trứng chỉ được phát hiện khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
  • Ung thư dạ con, hay còn gọi là ung thư nội mạc tử cung, thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Bệnh phát triển từ lớp tế bào lót bên trong tử cung, được gọi là nội mạc tử cung.
  • Ung thư âm hộ bắt đầu từ các tế bào ở bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm môi lớn, môi bé, âm vật và các tuyến xung quanh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi và có thể biểu hiện qua các triệu chứng như ngứa, đau, hoặc có khối u ở vùng âm hộ.
  • Ung thư âm đạo ít gặp hơn so với các loại ung thư phụ khoa khác, phát triển từ các tế bào của âm đạo. Triệu chứng có thể bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục và cảm giác khối u trong âm đạo.
Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare cho biết ung thư phụ khoa là một nhóm bệnh lý ung thư trong cơ quan sinh sản của phụ nữ.

2. Tầm soát ung thư phụ khoa bao gồm những gì?

Tầm soát ung thư phụ khoa là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu có thể phát triển thành ung thư. Dưới đây là một số các phương pháp tầm soát cho từng bệnh ung thư phụ khoa cụ thể.

2.1. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear là phương pháp chủ yếu được sử dụng để phát hiện sớm các tế bào bất thường trên cổ tử cung, có khả năng phát triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời. Xét nghiệm này nên được thực hiện định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ. Bên cạnh đó, xét nghiệm HPV cũng rất quan trọng, vì virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung.

2.2. Tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính ở buồng trứng. Nó có thể ở một hoặc hai bên buồng trứng. Với sự phát triển của nền y học hiện đại thì bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, các dấu hiệu biểu hiện bệnh không có ở giai đoạn đầu nên việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng là rất cần thiết.

Tầm soát ung thư buồng trứng là việc kết hợp sử dụng các kỹ thuật y khoa như: xét nghiệm máu tìm chỉ điểm CA 12-5, HE4, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, MRI... để xác định khối u, mức độ bệnh và tình trạng xâm lấn của khối u bên trong cơ thể.

Pap smear là loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để phát hiện những thay đổi trong các tế bào có thể dẫn đến ung thư phụ khoa

2.3. Tầm soát ung thư mạc tử cung

Đối với ung thư mạc tử cung, các phương pháp tầm soát bao gồm xét nghiệm Pap Smear, soi tử cung để đánh giá độ dày của niêm mạc tử cung. Ngoài ra, phương pháp chụp MRI hoặc CT scan cũng có thể được áp dụng nếu có khuyến cáo của bác sĩ.

2.4. Tầm soát ung thư âm đạo

Xét nghiệm Pap Smear cũng được áp dụng cho tầm soát ung thư âm đạo, cùng với soi dịch âm đạo, giúp phát hiện các vi khuẩn, nấm, trùng roi và các tế bào bất thường có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, phương pháp CT scan, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được ứng dụng để tầm soát ung thư âm đạo.

2.5. Tầm soát ung thư âm hộ

Đối với âm hộ, việc kiểm tra thường xuyên và người bệnh tự kiểm tra tại nhà là rất quan trọng. Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp khám vùng chậu, xét nghiệm HPV, chụp CT, MRI để tầm soát ung thư âm hộ hiệu quả hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị

3. Tại sao nên tầm soát ung thư phụ khoa

Tầm soát ung thư phụ khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn đầu. Việc này đặc biệt quan trọng vì ung thư phụ khoa thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, khiến việc chẩn đoán muộn dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

Ngoài ra, tầm soát còn giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và xã hội do chi phí điều trị ung thư giai đoạn muộn thường cao hơn nhiều. Tại Việt Nam, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, việc tầm soát ung thư phụ khoa đã được đưa vào danh mục khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ, nhằm phát hiện sớm và tăng hiệu quả điều trị.

4. Tầm soát ung thư phụ khoa bằng công nghệ Nhật Bản tại Bernard Healthcare

Bernard Healthcare cung cấp các dịch vụ thăm khám và tầm soát ung thư phụ khoa chuyên sâu theo mô hình Nhật Bản với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, công nghệ tầm soát hiện đại.

Quy trình tầm soát ung thư phụ khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Khám lâm sàng

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài và kiểm tra vùng bụng xem có u cục hay tổn thương nào không. Sau đó dùng mỏ vịt đã được khử trùng và bôi trơn để khám bộ phận sinh dục bên trong âm đạo. Đồng thời, lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào tử cung để soi cũng như làm xét nghiệm.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi như chu kỳ kinh nguyệt, hoặc thói quen sinh hoạt tình dục, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, thói quen sinh hoạt, ăn uống… tất cả những thông tin này đều được Bernard cam kết bảo mật đối với mỗi khách hàng.

  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư phụ khoa

Bệnh nhân sẽ được thực hiện một số các xét nghiệm như Pap Smear hoặc Thinprep, Liqui-Prep (là phương pháp cải tiến của phết tế bào cổ điển); xét nghiệm HPV test... Bên cạnh đó, phương pháp soi cổ tử cung cũng được áp dụng. Nhờ máy soi chuyên biệt có độ phóng đại lên nhiều lần và hình ảnh rõ nét, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ.

  • Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Trong một số trường hợp, khách hàng sẽ được chỉ định CT vùng chậu không cản quang. Bernard sử dụng Hệ thống CT scan 32 detector Model Revolution ACT của hãng GE Healthcare (Mỹ) với công nghệ chụp cắt lớp điện toán và tái tạo ảnh cho hình ảnh rõ nét, phát hiện các tổn thương sớm. Thiết bị này giúp tái tạo hình ảnh chi tiết, rõ nét các cơ quan trong cơ thể với thời gian nhanh nhất, giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư vùng bụng chậu (gan, tụy, đường mật, buồng trứng, cổ tử cung…)

Hệ thống CT scan 32 detector Model Revolution ACT của hãng GE Healthcare (Mỹ) với công nghệ chụp cắt lớp điện toán và tái tạo ảnh cho hình ảnh rõ nét giúp tầm soát ung thư hiệu quả

Các bước trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bernard có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, tuỳ thuộc vào kết quả khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật, phương pháp tầm soát phù hợp. Bernard tự hào có đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa và giàu kinh nghiệm, từ Kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) đến đội ngũ Bác sĩ CĐHA chuyên sâu giúp người bệnh có trải nghiệm an tâm khi thăm khám tại đây.

  • Bước 4: Tư vấn chi tiết, tỉ mỉ sau khám

Nếu trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh, nguy cơ thấp sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra định kỳ.

Bernard Healthcare tự hào khi là đối tác chiến lược của nhiều bệnh viện lớn tại Nhật Bản như Bệnh viện Đại học Y Dược Tokyo và Bệnh viện Đại học Y Dược Yamanashi. Sự hợp tác này giúp nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh thông qua việc đào tạo và đọc chéo kết quả cùng các chuyên gia hàng đầu

Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ ung thư phụ khoa, Bernard sẽ liên kết chuyên môn đọc chéo kết quả chẩn đoán hình ảnh với Bệnh viện Đại học Y Dược Yamanashi để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất, nếu phát hiện bệnh sẽ lập tức kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa với Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare; tư vấn điều trị cho bệnh nhân và hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện hàng đầu để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt, chúng tôi hỗ trợ đưa bệnh nhân sang Nhật điều trị nếu có nhu cầu. Trong và sau quá trình thăm khám, Bernard vẫn thực hiện theo dõi chuyên sâu để đánh giá sát sao sức khỏe của bệnh nhân.

Ngoài ra, Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư nguy hiểm khác. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.

Chia sẻ

Đã copy link
Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại
Ung thư cổ tử cung là một trong top những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Hiện nay, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được xem là "chìa khóa vàng" giúp phát hiện, ngăn chặn bệnh từ sớm.
Bernard Healthcare cùng Y học cộng đồng tổ chức webinar "Tầm soát sớm ung thư Phổi & Cổ tử cung"
Nhằm chia sẻ kiến thức, nâng cao nhận thức về giá trị của Tầm soát sớm Ung thư trong cộng đồng, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) hân hạnh cùng Tổ chức Y học Cộng đồng tổ chức Hội thảo (Webinar) chủ đề “Tầm soát sớm ung thư Phổi & Cổ tử cung” diễn ra vào lúc 20h00 - 21h00 ngày 16/02/2023. Đây là hai loại ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, để phần nào giảm nhẹ gánh nặng do ung thư trong cộng đồng.
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư và ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả, với tỷ lệ thành công lên đến 90%.
Ung thư tiêu hóa gồm những bệnh nào? Tại sao nên tầm soát ngay hôm nay
Ung thư tiêu hóa là một nhóm các bệnh ung thư liên quan đến hệ thống tiêu hóa, từ ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, vòm họng đến ung thư hậu môn…
Tại sao nên tầm soát ung thư phổi dù đã ngừng hút thuốc lâu năm?
Nguy cơ ung thư phổi giảm đáng kể trong 5 năm kể từ khi bỏ thuốc, ngay cả với những người từng nghiện thuốc nặng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khả năng mắc ung thư phổi đã triệt tiêu hoàn toàn.
Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến cáo giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.
Tầm soát ung thư phụ khoa và những điều cần biết
Tầm soát ung thư phụ khoa là phương pháp giúp phát hiện sớm các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng...