japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị

Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị

15/04/2024

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư và ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả, với tỷ lệ thành công lên đến 90%.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư và ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả, với tỷ lệ thành công lên đến 90%.

1. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung

HPV được xem là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, 90-100% số ca bệnh được phát hiện có dấu hiệu của HPV. Mặc dù có hơn 200 loại HPV khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 40 loại có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục và ít nhất 15 loại được liên kết với sự phát triển của ung thư. Cụ thể, các loại HPV như 16, 18, 45, 56 thường được kết nối với các biến đổi loạn sản nghiêm trọng và sự phát triển của ung thư.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm hành vi tình dục không an toàn như sinh hoạt tình dục sớm hoặc nhiều bạn tình, nhiễm trùng, nhiễm virus Herpes, sử dụng thuốc tránh thai, di truyền, tình trạng suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng…

Theo Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare nhiễm HPV là nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư cổ tử cung
Theo Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare nhiễm HPV là nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư cổ tử cung

2. Những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua âm đạo, chảy máu sau mãn kinh, chảy máu và ra máu giữa các kỳ kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc nặng hơn bình thường. Chảy máu sau khi thụt rửa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh;
  • Dịch tiết bất thường từ âm đạo. Dịch tiết có thể chứa một ít máu và có thể xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Đau ở vùng xương chậu.

Các dấu hiệu và triệu chứng gặp ở bệnh tiến triển hơn có thể bao gồm:

  • Sưng chân.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.

Những triệu chứng kể trên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi các triệu chứng xuất hiện nghĩa là khối u trở nên lớn hơn và bắt đầu di căn, vì vậy cần tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

3. Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo khuyến cáo của Cơ quan y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tần suất tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào độ tuổi và tiền sử sức khỏe của nữ giới. Việc tiêm phòng HPV không ngăn ngừa nhiễm tất cả các loại HPV nguy cơ cao nên những người đã tiêm phòng loại virus này vẫn nên tuân theo các khuyến cáo tầm soát của các bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể như sau:

3.1 Độ tuổi từ 21-29

Nếu bạn ở trong độ tuổi này, USPSTF khuyên bạn nên làm xét nghiệm PAP đầu tiên ở tuổi 21, sau đó là xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Ngay cả khi bạn có hoạt động tình dục, bạn cũng không cần xét nghiệm Pap trước 21 tuổi. Xét nghiệm Pap, hay còn gọi là xét nghiệm Papanicolaou, phết PAP, phết tế bào cổ tử cung là phương pháp để phát hiện những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung, từ đó truy tìm dấu hiệu của bệnh.

3.2 Độ tuổi từ 30-65

Nếu bạn ở độ tuổi này, USPSTF khuyên bạn thực hiện một trong các phương pháp tầm soát ung thư sau:

  • Xét nghiệm HPV 5 năm một lần.
  • Xét nghiệm HPV/Pap 5 năm một lần.
  • Xét nghiệm Pap 3 năm một lần.

Hướng dẫn được cập nhật từ ACS khuyến cáo rằng nữ giới nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung ở tuổi 25 bằng xét nghiệm HPV và xét nghiệm HPV 5 năm một lần cho đến 65 tuổi.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung nên xét nghiệm HPV theo chu kỳ được khuyến cáo.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung nên xét nghiệm HPV theo chu kỳ được khuyến cáo.

3.3 Trên 65 tuổi

Sau tuổi 65, phụ nữ vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung nếu kết quả xét nghiệm gần đây không bình thường hoặc bạn không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Các trường hợp ngoại lệ

Các bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thường xuyên hơn nếu bạn:

  • Nhiễm HIV.
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Trước khi sinh đã tiếp xúc với một loại thuốc gọi là diethylstilbestrol (DES), đây là một loại thuốc được kê cho một số phụ nữ mang thai vào giữa những năm 1970.
  • Có kết quả xét nghiệm cổ tử cung hoặc sinh thiết bất thường gần đây.
  • Đã từng bị ung thư cổ tử cung.

Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ cả tử cung và cổ tử cung (gọi là cắt tử cung toàn bộ) vì những lý do không liên quan đến ung thư hoặc tế bào cổ tử cung bất thường thì bạn không cần phải thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư.

Nếu việc cắt bỏ tử cung của bạn có liên quan đến ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư, hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung nhưng không cắt bỏ cổ tử cung (đôi khi được gọi là cắt tử cung bán phần), bạn nên tiếp tục kiểm tra phát hiện sớm ung thư định kỳ.

4. Phương pháp tầm soát chuyên sâu giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

Theo Viện ung thư quốc gia của Hoa Kỳ (National Cancer Institute), có ba cách chính để tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV) kiểm tra các tế bào xem có bị nhiễm các loại HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung hay không.
  • Xét nghiệm Pap-smear (còn gọi là phết tế bào Pap hoặc tế bào cổ tử cung) thu thập các tế bào cổ tử cung để kiểm tra những thay đổi do HPV gây ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể giúp phát hiện các tế bào tế bào ung thư hoặc các vấn đề ở cổ tử cung như nhiễm trùng hoặc viêm .
  • Cotest HPV/Pap sử dụng kết hợp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap để kiểm tra cả những thay đổi về tế bào cổ tử cung và HPV nguy cơ cao.
Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện bệnh trước khi xuất hiện các triệu chứng, tăng tỉ lệ điều trị thành công.
Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện bệnh trước khi xuất hiện các triệu chứng, tăng tỉ lệ điều trị thành công.

Tại Bernard Healthcare, mỗi bệnh nhân khi đến thăm khám sẽ được tư vấn tận tình bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn của TP.HCM cùng hệ thống máy móc hiện đại được ứng dụng công nghệ cao.

5. Quy trình tầm soát, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tại Bernard Healthcare

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung chuyên sâu tại Bernard Healthcare bao gồm các bước sau:

Bước 1 - Khám lâm sàng

Tại đây khách hàng sẽ được các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm lâm sàng tại Bernard khám và tư vấn bằng cách tìm hiểu bệnh sử, tiền sử sản phụ khoa, chỉ số PARA (thuật ngữ chỉ số lượng những lần sinh thành công của thai phụ), khai thác các yếu tố nguy cơ bệnh lý phụ khoa. Đồng thời khách hàng sẽ được khám & kiểm tra các bộ phận liên quan.

Khi tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bernard, bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn bởi đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng đến từ các bệnh viện hàng đầu TP.HCM.
Khi tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bernard, bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn bởi đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng đến từ các bệnh viện hàng đầu TP.HCM.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Thực hiện xét nghiệm Pap’ smear hoặc Thinprep, Liqui-Prep (là phương pháp cải tiến của phết tế bào cổ điển); xét nghiệm HPV nhằm phát hiện virus HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung
  • Soi cổ tử cung bằng máy soi chuyên biệt có độ phóng đại lên nhiều lần và hình ảnh rõ nét, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ. 

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh:

Trong một số trường hợp, khách hàng sẽ được chỉ định CT bụng chậu không cản quang. Bernard sử dụng Hệ thống CT scan 32 detector Model Revolution ACT của hãng GE Healthcare (Mỹ) với công nghệ chụp cắt lớp điện toán và tái tạo ảnh cho hình ảnh rõ nét, phát hiện các tổn thương sớm. Thiết bị này giúp khảo sát hệ thống cơ quan trong cơ thể với thời gian nhanh nhất, giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư vùng bụng chậu (gan, tụy, đường mật, buồng trứng, cổ tử cung…)

Các bước trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bernard có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, tuỳ thuộc vào kết quả khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật, phương pháp tầm soát phù hợp. 

Bước 4: Tư vấn chi tiết, tỉ mỉ sau khám

Nếu trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh, nguy cơ thấp sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhờ và kiểm tra định kỳ.

Trong trường hợp phát hiện bất thường, Beranrd sẽ gửi kết quả chẩn đoán hình ảnh sang Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả, nếu phát hiện bệnh sẽ: 

 - Kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa

 - Tư vấn/ điều trị

 - Theo dõi chuyên sâu sau thăm khám, điều trị (follow up). Bernard hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện tuyến cuối để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu khách hàng có nhu cầu. 

Ngoài ra, Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư nguy hiểm khác. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.

Chia sẻ

Đã copy link
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại
Ung thư cổ tử cung là một trong top những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Hiện nay, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được xem là "chìa khóa vàng" giúp phát hiện, ngăn chặn bệnh từ sớm.
Webinar: Tầm soát sớm Ung thư Phổi & Cổ tử cung ​
Nhằm chia sẻ kiến thức, nâng cao nhận thức về giá trị của Tầm soát sớm Ung thư trong cộng đồng, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) hân hạnh cùng Tổ chức Y học Cộng đồng tổ chức Hội thảo (Webinar) chủ đề “Tầm soát sớm ung thư Phổi & Cổ tử cung”. Đây là hai loại ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, để phần nào giảm nhẹ gánh nặng do ung thư trong cộng đồng.
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư và ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả, với tỷ lệ thành công lên đến 90%.
Tầm soát ung thư tuyến giáp giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư tuyến nội tiết phổ biến, ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu phổ biến ở phụ nữ gấp 3 lần so với nam giới. Theo dữ liệu từ Globocan 2020, ung thư tuyến giáp đứng ở vị trí thứ 9 trong số các loại ung thư, với hơn 5.400 ca mắc mới được ghi nhận.
Tầm soát ung thư gan: Phương pháp, quy trình và địa điểm uy tín
Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm và thường diễn ra âm thầm. Do đó, việc thực hiện tầm soát ung thư gan là cách hiệu quả để phát hiện bệnh sớm, giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn và giảm tỷ lệ tử vong.
Tầm soát, phát hiện sớm ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, CT,… có thể tầm soát, phát hiện sớm mầm mống, nguy cơ ung thư trong một cơ thể "bình thường" không triệu chứng.
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.
Phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng
Tầm soát ung thư buồng trứng được xem như một phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Trong bài viết này những thông tin về phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng sẽ được gửi đến bạn.