japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi

Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi

24/07/2024

Tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến cáo giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Ningen Dock Bernard; Chuyên khoa Nội tim mạch & Nội tổng quát Bernard Healthcare.

Hiện nay, chụp cắt lớp điện toán lồng ngực liều thấp (LDCT) hàng năm trên những người có nguy cơ cao được xem là phương pháp tốt nhất để tầm soát ung thư phổi.

1. CT scan - “Tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi

1.1 CT Scan phát hiện ung thư phổi như thế nào?

CT scan lồng ngực được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi bởi khả năng tái tạo Bộ phận, mô, xương trong cơ thể thông qua hình ảnh các lát cắt hoặc mặt cắt ngang của cơ thể cơ thể người chi tiết và chính xác, hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương dù rất nhỏ trong phổi mà các phương pháp như chụp X-quang không thể nhìn thấy. Thông qua hình ảnh được chụp, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường, theo dõi và đánh giá mức độ di căn của ung thư phổi nếu có.

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh là rất quan trọng vì ung thư phổi và hầu hết các bệnh ung thư khác đều không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và tỷ lệ tử vong cao.

1.2 Ưu điểm của phương pháp CT scan

  • Độ chính xác cao: CT scan có khả năng phân tích hình ảnh sắc nét, không bị hiện tượng chồng hình những tổn thương rất nhỏ ở phổi, giúp phát hiện sớm các hiệu ung thư và các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến phổi.
  • Tính toàn diện: CT scan cung cấp hình ảnh chi tiết của phổi và các cấu trúc xung quanh, giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng và phạm vi của bệnh.
  • Có thể phát hiện các biến chứng: Ngoài việc phát hiện ung thư phổi, CT Scan cũng có thể phát hiện các biến chứng khác liên quan đến phổi như viêm phổi, sẹo phổi hoặc nước trong phổi, giúp lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Không xâm lấn và nhanh chóng: Quy trình CT scan không đòi hỏi phải tiêm thuốc cản quang vào cơ thể và có thể thực hiện nhanh chóng, giúp giảm bớt sự lo lắng, mang đến trải nghiệm thoải mái cho khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị: Nếu phát hiện bệnh sớm, chi phí điều trị sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với giai đoạn muộn. Tỷ lệ điều trị thành công cũng sẽ cao hơn khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.
CT scan - “Tiêu chuẩn vàng" trong tầm soát ung thư phổi - là phương pháp được đánh giá cao về khả năng tái tạo hình ảnh cơ thể rõ nét và nhanh chóng
CT scan - “Tiêu chuẩn vàng" trong tầm soát ung thư phổi - là phương pháp được đánh giá cao về khả năng tái tạo hình ảnh cơ thể rõ nét và nhanh chóng

Việc phát hiện các tế bào ung thư phổi ở giai đoạn đầu đã được chứng minh có khả năng cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót lên đến 80%. Kết quả này đến từ một nghiên cứu quốc tế kéo dài 20 năm, được công bố vào tháng 11 năm 2022. GS.TS.BS. Claudia Henschke, Giám đốc Chương trình Hành động Tim và Phổi Sớm (ELCAP) tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York, đã báo cáo kết quả của nghiên cứu tại Hội thảo thường niên của Hội Radiological Society of North America (RSNA).

2. Đối tượng nào nên tầm soát ung thư phổi sớm?

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt có liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá và một số yếu tố nguy cơ khác. Theo khuyến cáo mới của Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCCN) năm 2022, những người có nguy cơ ung thư phổi như các tiêu chí dưới đây nên tầm soát ung thư phổi hàng năm:

  • Tuổi từ 55 – 77 tuổi, hút thuốc lá ≥ 30 gói-năm, đang hút thuốc hoặc đã cai thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây
  • Tuổi ≥ 50 tuổi, hút thuốc lá ≥ 20 gói – năm, có các yếu tố nguy cơ khác
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Hà, mỗi người cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe trước ung thư phổi
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Hà, mỗi người cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe trước ung thư phổi

● Những người từng hút thuốc nhưng đã bỏ: Dù đã từng hút thuốc và bỏ trong vòng 15 năm trở lại đây, nhưng những người thuộc nhóm đối tượng này vẫn có nguy cơ cao hơn so với những người không hút thuốc.

● Người có tiền sử ung thư phổi: Có thành viên trong gia đình hoặc bản thân người bệnh cũng đã từng mắc ung thư phổi sẽ làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này khá cao.

● Các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh ung thư phổi: Ngoài khói thuốc lá, có nhiều yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, bao gồm tiếp xúc với hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, tiền sử bệnh khác liên quan đến hệ hô hấp…

Nếu bạn hoặc người thân nằm trong nhóm đối tượng trên thì cần thực hiện tầm soát để phát hiện sớm ung thư phổi. Bernard Healthcare là một trong những cơ sở y tế uy tín cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư phổi với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại.

3. Tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare

Hệ thống Y khoa Quốc tế Bernard cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư chuyên sâu công nghệ cao theo mô hình Nhật Bản, giúp phát hiện sớm ung thư phổi. Tìm hiểu gói tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare sau đây.

3.1 Quy trình tầm soát ung thư phổi

Bước 1: Khám lâm sàng: Tại đây, khách hàng sẽ kiểm tra và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm lâm sàng của Bernard Healthcare để đưa ra các chỉ định tiếp theo.

Bước 2: Chụp CT Scan liều thấp – Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi

Kiểm tra sàng lọc trước khi chụp CT

Khách hàng sẽ điền vào bảng câu hỏi sàng lọc, sau đó kỹ thuật viên sẽ thực hiện thao tác rà soát kim loại trên cơ thể để đảm bảo an toàn trong quá trình chụp CT.

Chụp CT (không tiêm thuốc cản quang)

Bernard Healthcare sử dụng máy chụp CT scan Revolution của GE Healthcare (Mỹ) hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Quá trình chụp CT sử dụng công nghệ liều thấp, nhẹ nhàng và nhanh chóng, thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Không cần tiêm thuốc cản quang trong quá trình này.

Tư vấn của bác sĩ sau khi có kết quả chụp CT

Sau khi có kết quả của CT, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích chi tiết kết quả cho bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút.

Theo TS.BS. Nguyễn Đại Hùng Linh – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Bernard Healthcare: “Quy trình tầm soát Ung thư phổi bằng CT liều thấp được thực hiện theo khuyến nghị của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản. Nếu tầm soát có nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường như nốt phổi, vùng mô bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định bệnh nhân chụp CT có tiêm thuốc cản quang/hoặc sinh thiết phổi để chẩn đoán chính xác, hội chẩn đa chuyên khoa và lên kế hoạch điều trị.”

Bước 3: Tư vấn chi tiết sau khám

Sau khi đã thăm khám, nếu bệnh nhân khỏe mạnh, nguy cơ thấp sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra định kỳ.

Bernard hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện tuyến cuối để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu khách hàng có nhu cầu.

Trong trường hợp phát hiện nghi ngờ ung thư phổi, các bác sĩ tại Bernard sẽ gửi kết quả chẩn đoán hình ảnh sang Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả, nếu phát hiện bệnh sẽ:

- Kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa;

- Tư vấn/ điều trị;

- Theo dõi chuyên sâu sau thăm khám, điều trị (follow up), hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện tuyến cuối để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu khách hàng có nhu cầu.

3.2 Ưu điểm khi thực hiện tầm soát ung thư phổi chuyên sâu Bernard

  • Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm: Bernard Healthcare có đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện tuyến cuối của TPHCM.
  • Trang thiết bị công nghệ cao: Các cơ sở của Bernard Healthcare đều được trang bị các thiết bị y tế tiên tiến và công nghệ mới nhất đến từ khác thương hiệu cung cấp thiết bị y tế uy tín như: GE HealthCare, Abbott, Fujifilm…
  • Tầm soát ung thư chuyên sâu theo mô hình Nhật Bản: Bernard hợp tác chiến lược & kết nối chuyên môn trực tiếp với bệnh viện Đại học Y dược Yamanashi (Nhật Bản) để đọc chéo kết quả MRI, CT trong tầm soát ung thư…; tham vấn ý kiến thứ hai, hội chẩn từ xa qua mang lại kết quả chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân.
Bernard Healthcare sử dụng hệ thống máy móc công nghệ cao giúp bệnh nhân có trải nghiệm an tâm và mang lại kết quả chính xác
Bernard Healthcare sử dụng hệ thống máy móc công nghệ cao giúp bệnh nhân có trải nghiệm an tâm và mang lại kết quả chính xác

Thực hiện tầm soát ung thư phổi thường xuyên là điều kiện quan trọng để hạn chế những hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt đối với những người trong nhóm nguy cơ cao. Việc phát hiện sớm ung thư phổi ở giai đoạn đầu có thể tăng tỷ lệ chữa trị thành công và tỷ lệ sống sót sau 20 năm lên đến 80%; phát hiện và điều trị giai đoạn sớm có tỷ lệ sống thêm 5 năm lên đến 65-90%.

Với đội ngũ chuyên gia y tế tận giàu kinh kinh nghiệm, cùng các phương pháp tầm soát ung thư tiên tiến với thiết bị công nghệ cao, Bernard Healthcare cam kết cung cấp các dịch vụ tầm soát ung thư phổi toàn diện, đảm bảo mỗi bệnh nhân được trải nghiệm quy trình thăm khám chuyên sâu, tư vấn chi tiết để kịp thời phát hiện bệnh từ những dấu hiệu ban đầu.

Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ tầm soát ung thư tại Bernard Healthcare.

Chia sẻ

Đã copy link
Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó: Hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp, khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Đặc biệt không có ngưỡng an toàn nào trong việc sử dụng thuốc lá.
Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ cao và đội ngũ y tế và mô hình Nhật Bản.
Các triệu chứng ung thư phổi dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường
Các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp là gì? Làm cách nào để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư phổi? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Tại sao nên tầm soát ung thư phổi dù đã ngừng hút thuốc lâu năm?
Nguy cơ ung thư phổi giảm đáng kể trong 5 năm kể từ khi bỏ thuốc, ngay cả với những người từng nghiện thuốc nặng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khả năng mắc ung thư phổi đã triệt tiêu hoàn toàn.
Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát
Ung thư phụ khoa là một nhóm các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020 tại Việt Nam, ung thư phụ khoa chiếm khoảng 6% tổng số các loại ung thư và 14% ung thư thường gặp ở nữ giới.
Ung thư tiêu hóa gồm những bệnh nào? Tại sao nên tầm soát ngay hôm nay
Ung thư tiêu hóa là một nhóm các bệnh ung thư liên quan đến hệ thống tiêu hóa, từ ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, vòm họng đến ung thư hậu môn…
Tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa bằng nội soi không đau
Thế nào là Nội soi tiêu hóa không đau? Nội soi tiêu hóa tiền mê có lợi ích như thế nào? Cùng lắng nghe tư vấn chia sẻ từ Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Lệ Xuân - Chuyên gia Gây Mê Hồi Sức Bernard Healthcare.
Ứng dụng “mắt thần” trong tầm soát sức khỏe, tầm soát ung thư
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard lựa chọn phát triển y tế chuyên sâu, đồng thời áp dụng mô hình của Nhật Bản trong tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư.