japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủUng thư
Khuyến nghị chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho cá nhân để phòng ngừa ung thư (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

Khuyến nghị chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho cá nhân để phòng ngừa ung thư (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

10/02/2023

Ung thư có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt thường ngày. Các nghiên cứu cho thấy ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, lối sống ít vận động là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư.

Dưới đây là các khuyến nghị chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho cá nhân để phòng ngừa ung thư (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

1. Đạt và duy trì trọng lượng cơ thể

- Ăn vừa đủ theo nhu cầu cơ thể và mức độ lao động để tránh dư thừa năng lượng dẫn đến tăng cân quá mức
- Duy trì cân nặng: Tránh để thừa cân hoặc béo phì vì chúng có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư, bao gồm: Ung thư vú (sau mãn kinh), Ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng; Ung thư gan, thận...

2. Tích cực hoạt động thể chất

- Người lớn nên tham gia hoạt động thể chất 150-300 phút/ tuần ở cường độ trung; 75-150 phút/tuần ở cường độ mạnh. Tốt nhất là khoảng 300 phút/tuần (30-45 phút/ngày)
- Trẻ em và thanh thiếu niên nên tham gia ít nhất 1 giờ mỗi ngày, hoạt động cường độ trung bình hoặc mạnh; nên hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị (xem tivi, điện thoại, máy tính…) ở nhà.
- Thực hiện một số hoạt động thể chất như đi bộ, làm việc nhà, tập Yoga...

3. Tuân theo chế độ ăn uống hợp lý ở mọi lứa tuổi

- Nên ăn nhiều loại rau khác nhau có màu xanh đậm, đỏ và cam, các loại đậu giàu chất xơ (đậu hạt và đậu Hà Lan)...
- Trái cây, đặc biệt là trái cây nguyên quả với nhiều màu sắc khác nhau
- Ăn ít nhất 2,5 chén rau và trái cây mỗi ngày
- Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
- Hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ uống có đường, thực phẩm chế biến công nghiệp; đồ ăn nhanh và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế

4. Hạn chế uống rượu, bia

Uống rượu là yếu tố nguy cơ cao thứ 3 (sau thuốc lá và béo phì) gây ung thư, nhưng có thể phòng ngừa được. Rượu kết hợp với thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư miệng, thanh quản và thực quản gấp nhiều lần so với việc uống rượu hoặc hút thuốc đơn thuần.
Theo khuyến cáo mỗi người nên uống tối đa:
- Nam giới: 2 ly/ngày
- Phụ nữ: 1 ly/ ngày

5. Tầm soát ung thư

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện đều đặn, bạn cần Tầm soát sức khỏe định kỳ. Tầm soát ung thư chuyên sâu nếu có yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu bất thường

khuyen-nghi-che-do-dinh-duong-trong-tam-soat-ung-thu-bernard
Những khuyến nghị chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho cá nhân để phòng ngừa ung thư (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

BERNARD HEALTHCARE CÙNG Y HỌC CỘNG ĐỒNG TẶNG 100 SUẤT TẦM SOÁT UNG THƯ TRONG THÁNG 2 

Cùng chung sứ mệnh "Vì sức khỏe cộng đồng", Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) phối hợp với mạng lưới Y học Cộng đồng thực hiện chương trình Tầm soát ung thư chia thành nhiều đợt trong năm 2023. Trong tháng 2 này, Bernard & Y học Cộng đồng dành tặng 100 suất tầm soát ung thư, bao gồm:

+ 50 suất Tầm soát ung thư Phổi bằng CT scan hiện đại

+ 50 suất ung thư Cổ tử cung bằng PAP smear, Soi cổ tử cung…

Xem thêm thông tin tại: https://bom.so/9b7gBc 

Vui lòng gọi hotline 028 3535 2468 hoặc liên hệ Zalo 0911 07 22 00  - 0916 39 00 33 để được tư vấn, hướng dẫn.

Thời gian nhận đăng ký: từ nay đến hết ngày 28/02/2023 (Chương trình có thể kết thúc sớm khi nhận đủ suất đăng ký tầm soát)

tam-soat-ung-thu-phoi-bernard

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-bernard

Chia sẻ

Đã copy link
Khuyến nghị chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho cá nhân để phòng ngừa ung thư (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chương trình tặng 200 suất tầm soát miễn phí suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Năm mới chân khỏe, nhẹ bước - Bernard Healthcare tặng 200 suất tầm soát miễn phí suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Thăm khám trực tiếp bởi Chuyên gia Mạch máu Bernard
Hưởng ứng ngày Thế giới Phòng Chống Ung thư 04/02
Theo thống kê GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư; đặc biệt là ung thư gan (14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%), ung thư trực tràng (9%)... Việc chủ động tầm soát ung thư có vai trò quan trọng nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ tử vong...
Bernard Healthcare cùng Y học Cộng đồng tặng 400 suất tầm soát Ung thư hưởng ứng ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2
Cùng chung sứ mệnh “Vì sức khỏe cộng đồng”, nhân ngày thế giới phòng chống ung thư 4/2; Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) phối hợp với Tổ chức Y học cộng đồng thực hiện chương trình Tầm soát ung thư, gồm 100 suất Tầm soát Ung thư Phổi và 300 suất Tầm soát Ung thư Cổ tử cung cho các nhóm đối tượng nguy cơ, bằng kỹ thuật tiêu chuẩn, hiện đại của thế giới, góp phần giảm nhẹ gánh nặng do ung thư trong cộng đồng. Chương trình tầm soát sẽ được tổ chức nhiều đợt trong năm 2023, trong tháng 2 này sẽ tặng 50 suất TSUT Phổi và 50 suất TSUT cổ tử cung.
Các phương pháp tầm soát, phát hiện sớm ung thư (Theo khuyến cáo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)
Thông điệp của Hiệp hội Quốc tế chống Ung thue (UICC) năm 2010: Có thể phòng ngừa được khoảng 40% các loại ung thư qua lối sống, chế độ dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tầm soát sức khỏe định kỳ...
Ung thư vú ngày càng trẻ hóa
Tầm soát ung thư vú là biện pháp kiểm tra tuyến vú giúp sàng lọc các bệnh lý tuyến vú nói chung, đặc biệt là phát hiện sớm ung thư vú để tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí chữa bệnh.
Ung thư biết sớm trị lành
Ngày nay y học có tiến bộ vượt bực trong hiểu biết căn bệnh, giúp phòng ngừa và xử lý tốt bệnh ung thư. Phòng ngừa góp phần làm nhẹ gánh nặng ung thư. Phát hiện bệnh sớm có thể trị lành nhiều người bệnh. Y học đang vẽ ra bức tranh sống động với các gam màu ngày càng tươi sáng hơn.
Ứng dụng “mắt thần” trong tầm soát sức khỏe, tầm soát ung thư
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard lựa chọn phát triển y tế chuyên sâu, đồng thời áp dụng mô hình của Nhật Bản trong tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư.