japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủUng thư
Các phương pháp tầm soát, phát hiện sớm ung thư (Theo khuyến cáo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

Các phương pháp tầm soát, phát hiện sớm ung thư (Theo khuyến cáo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

16/05/2023

Thông điệp của Hiệp hội Quốc tế chống Ung thue (UICC) năm 2010: Có thể phòng ngừa được khoảng 40% các loại ung thư qua lối sống, chế độ dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tầm soát sức khỏe định kỳ...

Khuyến cáo tầm soát, phát hiện sớm ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tầm soát là phương pháp thăm khám định kỳ ở những người khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh hoặc không có triệu chứng. Mục đích của việc tầm soát nhằm phát hiện sớm tổn thương trước khi biểu hiện ra bên ngoài như nổi cục u, ho ra máu...

Tại Nhật Bản, các loại ung thư phổ biến cũng được chính phủ khuyến cáo tầm soát định kỳ như: Ung thư Vú, Cổ tử cung, phổi, đại trực tràng... theo phương pháp được chứng minh đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở người thực hiện tầm soát.

khuyen-cao-tam-soat-ung-thu
 Tổng hợp các khuyến cáo từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản

Yếu tố nguy cơ gây ung thư

Hầu hết ung thư (khoảng 90%) xuất phát từ môi trường sống, ăn uống, hít thở, cọ xát..., chỉ khoảng 5-10% là do di truyền.

Các yếu tố nguy cơ ung thư có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của một người. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các yếu tố nguy cơ gây ung thư như:​

  • Khói thuốc lá: Chứa hơn 60% chất gây ung thư (carcinôgen), khói thuốc lá gây hại với hút thuốc lá và cả người hít phải khói thuốc lá. Tăng nguy cơ ung thư phổi, họng, thanh quản, miệng, ruột, vú, cổ tử cung...
  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống ít trái cây, rau củ tươi, uống nhiều rượu, thức ăn nhanh... làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt ung thư dạ dày, đường ruột, vú...
  • Thiếu vận động, béo phì: Thói quen ngồi lì một chỗ, ít vận động tăng nguy cơ bệnh tim, ung thư, đái tháo đường...
  • Bệnh nhiễm: Vi rút HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, vi khuẩn H. pylori trong dạ dày có nguy cơ gây ung thư dạ dày, vi rút HBV & HCV gây tàn phá gan...
  • Bức xạ ion hóa và tia UV: Tia cực tím trong ánh nắng có thể gây ung thư da...
  • Ô nhiễm môi trường...
hut-thuoc-la-tang-nguy-co-ung-thu
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, họng, thanh quản, miệng, ruột, vú, cổ tử cung...

Để phòng ngừa nguy cơ ung thư, bạn cần

  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Giữ nếp sống tốt: Ăn uống lành mạnh, ưu tiên trái cây, hạn chế rượu bia. Tập thể dục đều đặn, giữ cân tốt, không để béo phì.
  • Ngừa các bệnh nhiễm: Vắc xin ngừa HBV, HCV. Xét nghiệm H. pylori
  • Tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo: Có thể phòng ngừa được khoảng 40% trường hợp ung thư bằng việc giảm yếu tố nguy cơ và tầm soát, phát hiện sớm ung thư dựa trên khuyến cáo. Nhiều loại ung thư có thể rà tìm biết sớm và có cơ hội trị lành.
chup-ct-tai-tam-soat-ung-thu-phoi
Chụp CT liều thấp là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi

Ngày nay, y học có nhiều tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết căn bệnh, nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và xử lý bệnh ung thư. Hãy cùng Bernard Healthcare tầm soát, phát hiện sớm ung thư bằng công nghệ cao, mô hình Nhật Bản. Vui lòng liên hệ hotline 028 3535 2468 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn.

Chia sẻ

Đã copy link
Các phương pháp tầm soát, phát hiện sớm ung thư (Theo khuyến cáo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ung thư nào có thể phát hiện sớm nhờ chẩn đoán hình ảnh?
Việc phát hiện sớm ung thư là chìa khóa quan trọng giúp tăng tỉ lệ chữa trị thành công. Nhờ vào những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, nhiều loại ung thư có thể được phát hiện từ giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi cao.
Khuyến nghị chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho cá nhân để phòng ngừa ung thư (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)
Ung thư có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt thường ngày. Các nghiên cứu cho thấy ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, lối sống ít vận động là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư.
Phát hiện sớm ung thư vú bằng các phương pháp tầm soát chuyên sâu
Ung thư vú thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, việc phát hiện sớm ung thư vú bằng cách tầm soát ung thư vú định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Ung thư đường tiêu hóa - Bệnh từ miệng mà ra, tầm soát ngay hôm nay
Ung thư đường tiêu hóa là một trong những căn bệnh nguy hiểm, một trong những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen ăn uống rất đời thường mỗi ngày của chúng ta. Vì thế, cần chủ động tầm soát định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện sớm ung thư và các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm.
Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát
Ung thư phụ khoa là một nhóm các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Theo thống kê của GLOBOCAN 2020 tại Việt Nam, ung thư phụ khoa chiếm khoảng 6% tổng số các loại ung thư và 14% ung thư thường gặp ở nữ giới.
Các phương pháp tầm soát giúp phát hiện ung thư tuyến giáp từ giai đoạn sớm
Việc tầm soát phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả, gia tăng tỷ lệ sống sót cho các bệnh nhân.