japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Phát hiện sớm ung thư vú bằng các phương pháp tầm soát chuyên sâu

Phát hiện sớm ung thư vú bằng các phương pháp tầm soát chuyên sâu

12/04/2024

Ung thư vú thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, việc phát hiện sớm ung thư vú bằng cách tầm soát ung thư vú định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare.

Ung thư vú là căn bệnh ác tính có thể gặp phải đối với mọi giới tính, phổ biến nhất là nữ giới và đang có xu hướng dần trẻ hóa. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới hiện nay, vì vậy tầm soát phát hiện sớm ung thư vú là cách tốt nhất để bảo vệ phụ nữ trước căn bệnh này.

1. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Theo CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú gồm:

  • Nguy cơ ung thư vú tăng theo tuổi tác. Đa phần các ca mắc ung thư vú được chẩn đoán sau tuổi 50.
  • Những phụ nữ có di truyền những thay đổi (đột biến) ở một số gen nhất định, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2.
  • Bắt đầu kinh nguyệt trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi khiến phụ nữ vào tình trạng tiếp xúc với hormone kéo dài, từ đó tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Phụ nữ ngực lớn có nhiều nguy cơ mắc ung thư vú hơn.
  • Tiền sử cá nhân mắc bệnh ung thư vú hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến tuyến vú.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng…
  • Những phụ nữ đã từng xạ trị ở vùng ngực hoặc vú (như điều trị ung thư hạch Hodgkin) trước tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
  • Phụ nữ dùng thuốc diethylstilbestrol (DES) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn thông thường. Ngoài ra, phụ nữ có mẹ đã sử dụng DES khi mang thai cũng có thể đối diện với nguy cơ bị ung thư vú.

Có thể thấy, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư vú đến từ nhiều tác nhân khác nhau, vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các phương pháp tầm soát để phát hiện sớm ung thư vú kịp thời là vô cùng quan trọng.

Hình ảnh chụp X-quang tuyến vú giúp bác sĩ theo dõi những dấu hiệu bất thường
Hình ảnh chụp X-quang tuyến vú giúp bác sĩ theo dõi những dấu hiệu bất thường

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú

Mặc dù hầu hết các khối u ở vú không phải là ung thư nhưng việc xuất hiện một khối cứng, không đau và có các cạnh không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Ngoài ra ung thư vú cũng có thể mềm, tròn hoặc gây đau đớn.

Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:

  • Sưng toàn bộ hoặc một phần vú (ngay cả khi không sờ thấy khối u);
  • Da có vết lõm (đôi khi trông giống vỏ cam);
  • Đau vú hoặc núm vú;
  • Rút núm vú (quay vào trong);
  • Da núm vú hoặc vú đỏ, khô, bong tróc hoặc dày lên;
  • Tiết dịch núm vú (trừ sữa mẹ);
  • Sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc gần xương đòn.

Một số bệnh lý tuyến vú cũng có triệu chứng tương tự như trên. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra khối u và những thay đổi mới ở vú bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.

Theo Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare, ung thư vú thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện ở giai đoạn đầu, dẫn đến người bệnh khó nhận biết và thường phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, khó điều trị hơn. Do đó, việc phát hiện sớm ung thư vú bằng cách tầm soát ung thư vú định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, gia tăng cơ hội điều trị thành công.

Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare cho biết tầm soát ung thư vú định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ phụ nữ trước căn bệnh này.
Thạc Sĩ - Bác Sĩ Trần Phương Nga - Trưởng khoa Phụ khoa Bernard Healthcare cho biết tầm soát ung thư vú định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ phụ nữ trước căn bệnh này.

3. Đối tượng nào nên tầm soát để phát hiện sớm ung thư vú

Các nhóm đối tượng nên thường xuyên thực hiện tầm soát để phát hiện sớm ung thư vú bao gồm:

  • Phụ nữ trong độ tuổi 20 - 30 nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư vú tại cơ sở y tế mỗi 3 năm một lần. Khi đạt đến 40 tuổi, việc khám chuyên khoa nên được thực hiện hàng năm;
  • Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, việc tầm soát ung thư vú bao gồm siêu âm hoặc chụp mammography, chụp MRI nhũ nên thực hiện mỗi năm một lần;
  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư vú;
  • Có kinh nguyệt bắt đầu sớm hoặc kết thúc muộn;
  • Sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai hoặc Estrogen thay thế;
  • Sinh con sau tuổi 30;
  • Béo phì;
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia;
  • Các bất thường như khối u, co rút da, tiết dịch ở núm vú, hoặc thay đổi màu da vú..
Chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng như đau ở ngực
Chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng như đau ở ngực

4. Phương pháp tầm soát chuyên sâu giúp phát hiện sớm ung thư vú 

Các phương pháp giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư ở vú bao gồm:

4.1 Siêu âm vú

Siêu âm là sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh các vùng bên trong vú.

Siêu âm hữu ích khi quan sát một số thay đổi ở vú, chẳng hạn như các khối u (đặc biệt là những khối u có thể sờ thấy nhưng không nhìn thấy được trên chụp X-quang tuyến vú). Siêu âm có thể đặc biệt hữu ích ở những phụ nữ có mô vú dày đặc, đồng thời có thể được sử dụng để có cái nhìn rõ hơn về khu vực đáng ngờ nhìn thấy trên ảnh chụp X-quang tuyến vú.

Siêu âm còn được sử dụng để định vị và thực hiện xét nghiệm FNA (chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để kiểm tra ung thư). Phương pháp này cũng có thể được thực hiện khi các hạch bạch huyết bị sưng dưới cánh tay.

4.2 Chụp X-quang tuyến vú (Chụp nhũ ảnh)

Chụp X-quang tuyến vú giúp bác sĩ phát hiện những vùng bất thường ở vú, tuy nhiên chưa thể khẳng định có phải là ung thư hay không. Vì vậy trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các phương pháp khác như sinh thiết vú để có cơ sở chẩn đoán bệnh.

Một số loại thay đổi vú chính được tìm thấy khi chụp quang tuyến vú là:

  • Vôi hóa
  • Sự bất đối xứng
  • Biến dạng

4.3 Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI vú được coi là một trong những công cụ hình ảnh chẩn đoán hiệu quả, giúp tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú cũng như các bệnh lý nguy hiểm của tuyến vú. Thiết bị này sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết về các khu vực bên trong vú giúp bác sĩ phát hiện sớm tổn thương ung thư vú.

MRI vú giúp các bác sĩ đánh giá giai đoạn: kích thước u, sự xâm lấn, di căn hạch theo các chặn trong bệnh ung thư tuyến vú, các bệnh liên quan đến Implant vú (ALCL, U vú….) và lên kế hoạch chi tiết cho việc can thiệp điều trị các tổn thương này. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng vì thoải mái, không cần nén, chèn ép vào ngực.

4.4 Sinh thiết

Đây là một xét nghiệm lấy mô hoặc chất lỏng ra khỏi vú, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không. Có nhiều loại sinh thiết khác nhau như chọc hút bằng kim nhỏ, sinh thiết lõi hoặc sinh thiết mở. 

5. Quy trình tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú tại Bernard Healthcare

Các bước trong quá trình khám tầm soát ung thư vú tại Bernard bao gồm:

  • Thăm khám : Đầu tiên, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại Bernard sẽ thực hiện khám lâm sàng và cung cấp thông tin chi tiết cho người bệnh. Đây là bước quan trọng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh và xác định các biểu hiện và triệu chứng hiện tại.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm các chất chỉ dấu ung thư trong máu như CA15-3 đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc sớm ung thư vú.
  • Siêu âm: Siêu âm vú được sử dụng để kiểm tra các mô và cơ quan trong vùng vú, giúp phát hiện sớm những biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư vú. 
  • Chụp MRI vú:

Hệ thống MRI tiên tiến tại Bernard được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và cuộn thu chuyên dụng, giúp cải thiện đáng kể tốc độ chụp tầm soát ung thư vú nhanh chóng hơn so với các máy MRI truyền thống.

Tháng 8/2023, GE HealthCare – Tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu thế giới chính thức công bố “Tại Việt Nam, Bernard Healthcare trở thành showsite ĐẦU TIÊN của GE HealthCare về giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán sớm Ung thư, các bệnh lý Mạch máu”.

MRI được xem là một trong những đứa con tinh thần của “gã khổng lồ” này tại Bernard. Hệ thống MRI tại Bernard thuộc dòng máy GE SIGNA Creator 1.5T, full option (phiên bản đầy đủ), dòng máy sau 2020 (công nghệ mới nhất thế giới hiện nay. So với dòng trước 2020, 30 năm thế hệ MRI cũ gần như không có gì thay đổi) với khối từ & trọn vẹn hệ thống được nhập nguyên khối từ Hoa Kỳ; có phần mềm bản quyền chuyên dụng cho chụp, dựng hình. Đây là dòng máy sử dụng công nghệ dựng hình kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất của hãng GE (chỉ áp dụng cho các dòng máy từ năm 2020 trở về sau) với 04 tính năng hoàn toàn vượt trội:

- Tầm soát ung thư toàn thân (DWIBS)

- Giảm xảo ảnh

- Giảm nhiễu

- Giảm thời gian chụp

Hệ thống MRI 1.5 Tesla SIGNA Creator, full option (phiên bản đầy đủ) tích hợp coil nhũ tại Bernard giúp phát hiện tổn thương ung thư vú.
Hệ thống MRI 1.5 Tesla SIGNA Creator, full option (phiên bản đầy đủ) tích hợp coil nhũ tại Bernard giúp phát hiện tổn thương ung thư vú.

Hệ thống MRI tại Bernard sử dụng cuộn thu chuyên dụng giúp cho việc chụp tầm soát ung thư vú nhanh hơn rất nhiều so với các máy MRI cũ. Đặc biệt kết quả chụp được xử lý, lưu trữ và dựng hình chuyên sâu qua PACS, giúp cho các chuyên gia hình ảnh học, lâm sàng tại Mỹ, Nhật hoặc tại bất cứ điểm cầu nào tại Việt Nam, bác sĩ vẫn đọc được kết quả hình ảnh, tham gia hội chẩn, đưa ý kiến tham vấn….một cách nhanh chóng, thuận lợi. 

Hiện nay, Bernard đang kết nối chuyên môn trực tiếp với Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản) đọc chéo kết quả MRI trong tầm soát ung thư. Qua đó, khách hàng, bệnh nhân Bernard có có cơ hội nhận được chất lượng y tế toàn cầu tại Việt Nam.

Các bước trong quy trình tầm soát có thể khác nhau giữa các khách hàng, tuỳ thuộc vào kết quả khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật, phương pháp tầm soát phù hợp.

Điều trị & theo dõi chuyên sâu: Trong trường hợp phát hiện bất thường, Beranrd sẽ: 

 - Kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa với các bác sĩ đầu ngành tại Tp.HCM hoặc bác sĩ, chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản)

 - Tư vấn/ điều trị

 - Theo dõi chuyên sâu sau thăm khám, điều trị. Bernard hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện trong và ngoài nước để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu bệnh nhân có yêu cầu.

Ngoài ra, Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư nguy hiểm khác. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.

Chia sẻ

Đã copy link
Phát hiện sớm ung thư vú bằng các phương pháp tầm soát chuyên sâu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ung thư vú ngày càng trẻ hóa
Tầm soát ung thư vú là biện pháp kiểm tra tuyến vú giúp sàng lọc các bệnh lý tuyến vú nói chung, đặc biệt là phát hiện sớm ung thư vú để tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí chữa bệnh.
Ưu điểm vượt trội của chụp MRI tuyến vú so với nhũ ảnh
Trong thời đại Y học Cá thể, Chứng cứ và ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại ra đời để hỗ trợ lâm sàng tốt hơn, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tiến tới y học chính xác; bên cạnh chụp Nhũ ảnh, MRI vú là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể giúp tối ưu hóa giá trị tầm soát sớm ung thư vú và các bệnh lý tuyến vú khác.
Chụp MRI vú có ưu điểm gì? Ai, khi nào nên chụp MRI vú?
Gần đây, với tiến bộ khoa học, chụp CỘNG HƯỞNG TỪ VÚ (MRI vú) đang dần trở nên nổi bật. Đặc biệt MRI thế hệ mới nhất sau 2020 có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đi kèm với COIL NHŨ (VÚ) chuyên biệt được đưa vào triển khai ở nhiều cơ sở y tế quy mô lớn, hiện đại để phục vụ những khách hàng có nhu cầu tầm soát sớm, kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Các phương pháp tầm soát, phát hiện sớm ung thư (Theo khuyến cáo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Nhật Bản)
Thông điệp của Hiệp hội Quốc tế chống Ung thue (UICC) năm 2010: Có thể phòng ngừa được khoảng 40% các loại ung thư qua lối sống, chế độ dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tầm soát sức khỏe định kỳ...
Các phương pháp tầm soát ung thư Đại trực tràng
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến thứ 3 trên thế giới với 1,93 triệu ca mắc mới và 935 nghìn ca tử vong. Tại Việt Nam, cứ 100 nghìn dân sẽ có khoảng 7 đến 8 người mắc bệnh (theo thống kê năm 2020). Vì vậy, việc tầm soát ung thư Đại trực tràng định kỳ là điều rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe.
Tầm soát, phát hiện sớm ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, CT,… có thể tầm soát, phát hiện sớm mầm mống, nguy cơ ung thư trong một cơ thể "bình thường" không triệu chứng.
Phát hiện u màng não nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ
Mới đây, một vị khách nam (64 tuổi) nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ tại Bernard đã kịp thời phát hiện u màng não, một căn bệnh nguy hiểm, thầm lặng!
Các kỹ thuật giúp phát hiện sớm ung thư để điều trị kịp thời
Đừng ám ảnh Ung thư là cửa tử. Bởi như GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng – Chuyên gia đầu ngành trong mảng Ung bướu tại Việt Nam nhấn mạnh “Ung thư biết sớm, trị lành”.