japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủĐột quỵ
Phát hiện nhiều trường hợp mỡ máu tăng cao qua kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare

Phát hiện nhiều trường hợp mỡ máu tăng cao qua kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare

03/10/2024

Mỡ máu (Triglyceride) tăng cao làm xuất hiện các mảng xơ vữa trên thành động mạch, gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng tắc hẹp kéo dài khiến các cơ quan đích không nhận đủ oxy và dưỡng chất, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, động mạch ngoại biên, đột quỵ, viêm tụy cấp.

1. Ngày càng có nhiều trường hợp triglyceride tăng cao 

Gần đây, trong quá trình thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe doanh nghiệp, bác sĩ Bernard Healthcare liên tục ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Trong đó, triglyceride máu tăng cao là tình trạng phổ biến. 

Triglyceride là dạng chất béo chiếm hàm lượng chủ yếu trong bữa ăn hằng ngày (> 95%). Tình trạng triglyceride trong máu được xem là cao khi nồng độ lúc đói lớn hơn 150 mg/dL. Cụ thể như sau: 

  • Mức bình thường: Nồng độ Triglyceride < 150mg/dL. 
  • Mức giới hạn cao: Nồng độ Triglyceride từ 150 - 199 mg/dL. 
  • Mức cao: Nồng độ Triglyceride từ 200 - 499 mg/dL. 
  • Mức rất cao: Nồng độ Triglyceride > 500 mg/dL.  

Khi khai thác về độ tuổi và thói quen ăn uống, hầu hết bệnh nhân đều là nam giới trên 40 tuổi, có thể trạng thừa cân hoặc béo phì, đa ngành nghề (văn phòng, tài xế, công nhân xây dựng), có thói quen uống rượu bia, ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ thường xuyên. 

Bác sĩ Bernard Healthcare cho biết, bộ xét nghiệm mỡ máu cơ bản gồm 4 chỉ số Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL đều cho thấy bất thường. Đặc biệt, chỉ số triglyceride ở một số bệnh nhân tăng vượt mức báo động (> 1500 mg/dL). Sự dao động bất thường này cảnh báo các bệnh nhân có nguy cơ cao xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ và đột quỵ. 

Mỡ máu tăng cao có thể làm tắc hẹp động mạch, hạn chế máu lưu thông trong cơ thể 

2. Các biến chứng nguy hiểm do triglyceride tăng cao 

Triglyceride trong máu tăng cao làm xuất hiện các mảng xơ vữa trên thành động mạch, gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng tắc hẹp kéo dài khiến các cơ quan đích không nhận đủ oxy và dưỡng chất, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Nhồi máu cơ tim: Khi các mạch máu cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn, cơ tim không nhận đủ oxy, dẫn đến tổn thương mô cơ tim và nhồi máu cơ tim. Tình trạng này có thể gây ra biến chứng suy tim, loạn nhịp tim, thủng tim với nguy cơ tử vong rất cao. 
  • Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Tình trạng tắc nghẽn các động mạch ngoại biên làm giảm lưu thông máu đến các chi, dẫn đến cơn đau ở chân khi đi lại (claudication), loét chân và nguy cơ phải cắt cụt chi trong trường hợp nặng. 
  • Đột quỵ: Khi các mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ do xơ vữa, lượng máu mang chất dinh dưỡng và oxy cung cấp cho não giảm đi, não dễ bị tổn thương và xảy đến cơn đột quỵ. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc có các di chứng như liệt nửa người, khó nói và các vấn đề về trí nhớ nếu may mắn sống sót. 
  • Viêm tụy cấp: Mức triglyceride đạt trên 1000 mg/dL có thể gây tắc nghẽn các mao mạch trong tụy, dẫn đến viêm tụy cấp. Tình trạng này gây thiếu máu cục bộ, hoại tử mô tụy và tạo ra các acid béo tự do, gây tổn thương tế bào tuyến tụy, viêm tụy. Các triệu chứng bao gồm đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt và nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, tình trạng triglyceride tăng cao cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch, tắc mạch máu, xơ gan hoặc ung thư gan do gan nhiễm mỡ không do rượu trong thời gian dài. 

Hơn 93% trường hợp đột quỵ có rối loạn mỡ máu (Nguồn: Sức khỏe đời sống

Những biến chứng này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát mức triglyceride trong máu và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp để phòng ngừa các biến cố sức khỏe nghiêm trọng. 

3. Làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng do triglyceride tăng cao? 

Nhận thấy kết quả chỉ số mỡ máu bất thường nghiêm trọng của các bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ Bernard đã tiến hành thực hiện sàng lọc và kiểm tra những nguyên nhân tiềm ẩn thông qua việc xác định một số yếu tố: 

  • Đánh giá tiền sử gia đình và các yếu tố di truyền.  
  • Kiểm tra các bệnh lý nguyên phát như suy giáp (có thể làm giảm chuyển hóa lipid). 
  • Đánh giá các rối loạn chuyển hóa qua bệnh lý đồng mắc như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout và béo phì. 

Các bệnh nhân cũng được bác sĩ Bernard tư vấn kỹ lưỡng về hướng dẫn điều trị thuốc và lối sống, lên kế hoạch theo dõi định kỳ tư vấn, cụ thể như sau: 

Tư vấn điều trị

  • Đánh giá nguy cơ viêm tụy cấp và tiến hành điều trị nội khoa hạ triglyceride tích cực, bao gồm kết hợp sử dụng thuốc và theo dõi sát kết quả điều trị. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm lượng chất béo bão hòa và mỡ động vật, có thể thay thế dầu thực vật, tăng cường chất xơ và các thực phẩm giàu omega-3 (dầu cá). 
  • Cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn lượng rượu bia, thuốc lá thường dùng. 
  • Khuyến khích luyện tập thể thao, tăng cường thực hiện các hoạt động mang tính dẻo dai đều đặn, đảm bảo duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút mỗi tuần. 

Lập kế hoạch theo dõi định kỳ

  • Theo dõi thường xuyên mức triglyceride máu bằng cách thực hiện các xét nghiệm mỡ máu định kỳ để theo dõi mức triglyceride và các chỉ số mỡ máu khác. 
  • Tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị, xem xét hiệu quả của phương pháp điều trị và điều chỉnh kế hoạch điều trị khi cần thiết. 
  • Giám sát các biến chứng, theo dõi sự xuất hiện của các biểu hiện bệnh lý bất thường liên quan viêm tụy cấp, bệnh động mạch ngoại biên, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. 
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm bộ mỡ máu đầy đủ để theo dõi và đánh giá kịp thời các chỉ số 

Bác sĩ Bernard Healthcare khuyến nghị: Bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, đặc biệt có chỉ số triglyceride tăng cao nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm bộ mỡ máu đầy đủ để theo dõi và đánh giá kịp thời các chỉ số.  

Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc nếu cần thiết. Duy trì và tăng cường tập thể thao để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm mức triglyceride. Thay đổi chế độ ăn uống và từ bỏ các thói quen không lành mạnh như tiêu thụ rượu bia để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng. 

TẦM SOÁT CHUYÊN SÂU NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CÔNG NGHỆ CAO, MÔ HÌNH NINGEN DOCK 70 NĂM UY TÍN NHẬT BẢN TẠI BERNARD HEALTHCARE  

1. Mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu: Khám lâm sàng bởi đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Nội Tim mạch, Nội thần kinh, Phẫu thuật mạch máu và can thiệp mạch máu thần kinh, Tim mạch can thiệp, Chẩn đoán hình ảnh… 

2. Kết cấu gói khám TOÀN DIỆN, CHUYÊN SÂU: Siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân; Xét nghiệm chuyên sâu;  Thăm dò chức năng; Đánh giá nguy cơ đột quỵ theo thang điểm khuyến nghị của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ... 

*** Đặc biệt, chụp MRI não: “Mắt thần” MRI thế hệ mới, phiên bản đầy đủ, tích hợp trí tuệ nhân tạo tại Bernard có tính năng dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não giúp truy tìm “sát thủ thầm lặng” như bệnh lý dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u…  

3. Tư vấn can thiệp kịp thời: Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (Nhật Bản) nhằm chẩn đoán xác định, tư vấn phác đồ điều trị và hỗ trợ điều kiện chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân. 

4. Theo dõi sức khỏe dài hạn sau thăm khám: tư vấn kiểm soát các yếu tố nguy cơ  gây Đột quỵ như: Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Xơ vữa động mạch; Rối loạn chuyển hóa (béo phì…). 

HÃY CÙNG BERNARD HEALTHCARE TẦM SOÁT SỚM NGUY CƠ ĐỂ NÓI KHÔNG VỚI ĐỘT QUỴ! Liên hệ đặt lịch khám qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn ngay tại đây. 

Chia sẻ

Đã copy link
Phát hiện nhiều trường hợp mỡ máu tăng cao qua kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Sự thật ít ai biết: Hơn 80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được
Bạn có biết: Đột quỵ có thể phòng ngừa được. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, có đến 80% đột quỵ có thể được phòng ngừa thông qua thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Phát hiện u màng não nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ
Mới đây, một vị khách nam (64 tuổi) nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ tại Bernard đã kịp thời phát hiện u màng não, một căn bệnh nguy hiểm, thầm lặng!
Có đến 90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt 10 yếu tố nguy cơ này
Cứ 4 người bình thường thì sẽ có 1 người mắc Đột quỵ, bất kể màu da, đây là thông điệp mới nhất từ Hội Đột quỵ thế giới "1 in 4 of us will have a stroke. DON'T BE THE ONE!"
Tầm soát chuyên sâu phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ khó phát hiện, thường không có triệu chứng nhưng lại là những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, phình - dị dạng mạch máu não, rung nhĩ...
Đánh giá nguy cơ đột quỵ theo thang điểm Hiệp hội Đột quỵ Mỹ
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi quá trình lưu thông máu lên não bị thất bại. Việc giảm lưu lượng máu dẫn đến thiếu oxy có thể làm chết tế bào não gây tàn phế, tử vong cao. Tuy nhiên, đột quỵ có thể dự phòng được nếu nhận biết sớm & kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.​