japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủĐột quỵ
Top 3 thói quen trong đời sống hàng ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ

Top 3 thói quen trong đời sống hàng ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ

30/07/2024

Top 3 thói quen hàng ngày của nhiều người lại tiềm ẩn nguy cơ gây ĐỘT QUỴ, đặc biệt là ở “dân” văn phòng.

Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ mỗi năm, đáng báo động hơn khi 25% trong số đó xảy ra ở độ tuổi từ 18 đến 45. Ngày càng có nhiều trường hợp người trẻ khỏe mạnh bất ngờ bị đột quỵ và không qua khỏi, dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về những ảnh hưởng từ một lối sống kém lành mạnh làm tăng các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. 

Sau đây là 3 thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ trong đời sống hàng ngày mà ít người ngờ tới. 

1. Giấc ngủ không đảm bảo

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe não bộ. Tuy nhiên, thói quen sử dụng mạng xã hội, thiết bị điện tử như hiện nay đã khiến nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ như thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

BS CKII. Đặng Nhất Tâm, Chuyên khoa Nội thần kinh tại Bernard Healthcare cho biết, chất lượng giấc ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, trầm cảm, đau đầu và đặc biệt là đột quỵ.  

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, so với người ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày: 

  • Người ngủ ít, dưới 7 tiếng mỗi ngày nguy cơ đột quỵ cao hơn 55%  
  • Người ngủ ít, dưới 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ vỡ mạch máu não tăng 30% 

Tuy nhiên, những người ngủ quá nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Theo BS CKII. Đặng Nhất Tâm, người ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có thể tăng khoảng 12% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng. 

Để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen ngủ khoa học: Ngủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. 

Thói quen thức khuya của giới trẻ hiện nay có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ 

2. Căng thẳng kéo dài

Áp lực từ công việc, cuộc sống hay các vấn đề gia đình có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, góp phần tạo ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. 

Căng thẳng có thể khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng lượng đường và chất béo trong máu. Sự gia tăng các tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và di chuyển đến não gây đột quỵ. 

Ngoài ra khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một số loại hormone có thể dẫn đến xơ cứng động mạch và mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng khả năng bị đột quỵ. 

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học The Lancet của Anh đã chỉ ra, những người chịu nhiều áp lực, làm việc quá 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm việc từ 35 – 40 giờ. Con số này được tính toán dựa trên cả sự khác biệt về giới tính, vị trí công việc và tuổi tác.   

3. Ngồi và nằm nhiều, ít vận động, không tập thể dục

Khi chúng ta ngồi nhiều, lưu thông máu trong cơ thể trở nên kém hiệu quả, khiến lượng máu lên não bị thiếu hụt nghiêm trọng, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu. Mặt khác, việc ít hoặc không vận động có thể làm các cơ bắp yếu đi, khả năng điều hòa huyết áp và duy trì lượng đường trong máu giảm sút. Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

Căng thẳng cùng việc ngồi nhiều, thiếu vận động làm tăng nguy cơ đột quỵ ở dân văn phòng 

Một nghiên cứu của American Heart Association đã chỉ ra rằng, những người ngồi nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp đôi so với những người ngồi ít hơn 4 tiếng mỗi ngày. Điều này đặc biệt đáng lo ngại trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều người làm việc văn phòng, làm việc từ xa hay dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính.  

Giấc ngủ không đảm bảo, căng thẳng kéo dài, ngồi và nằm nhiều, ít vận động là những thói quen diễn ra hàng ngày, nhưng ít ai ngờ nó có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc giảm thiểu những thói quen này, đừng quên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ chuyên sâu để bảo vệ sức khỏe bạn nhé. 

4. Chủ động phòng ngừa nguy cơ đột quỵ với gói tầm soát nguy cơ chuyên sâu, công nghệ cao tại Bernard Healthcare

Theo BS CKII. Đặng Nhất Tâm, 80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng việc chủ động tầm soát, phát hiện sớm các nguy cơ đột quỵ do những thói quen kém lành mạnh kể trên. 

TẦM SOÁT CHUYÊN SÂU NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CÔNG NGHỆ CAO, MÔ HÌNH NINGEN DOCK 70 NĂM NHẬT BẢN TẠI BERNARD HEALTHCARE 

Với kết cấu gói khám toàn diện, chuyên sâu cùng công nghệ dựng hình hiện đại, Bernard Healthcare giúp tầm soát,
phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ chính xác, hiệu quả
 
  • Mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu 

Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ tại Bernard Healthcare được thiết kế dựa trên mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu, kết hợp nhiều lĩnh vực như Nội Tim mạch, Nội thần kinh, Phẫu thuật mạch máu, Tim mạch can thiệp và Chẩn đoán hình ảnh. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện các bước khám lâm sàng kỹ lưỡng, đảm bảo phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ. 

  • Kết cấu gói khám toàn diện, chuyên sâu 

Khách hàng sẽ được siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu và thăm dò chức năng. Đặc biệt, Bernard Healthcare sử dụng “Mắt thần” MRI thế hệ mới, phiên bản đầy đủ tích hợp trí tuệ nhân tạo để chụp MRI não. Thiết bị này có khả năng dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não, giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm như dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu và tổn thương u. 

  • Tư vấn can thiệp kịp thời 

Trong trường hợp phát hiện bất thường hoặc có nghi ngờ, Hội đồng y khoa Bernard sẽ kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Đặc biệt là quy trình kiểm soát chất lượng, trực tiếp đọc chéo kết quả MRI, CT bởi Bệnh viện Đại học Yamanashi (Bệnh viện công lập tuyến cuối, tập trung điều trị ung thư, phẫu thuật các bệnh lý phức tạp: Thần kinh, Sọ não…, Nhật Bản), đảm bảo việc chẩn đoán xác định, tư vấn phác đồ điều trị và hỗ trợ điều kiện chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân. 

  • Theo dõi sức khỏe dài hạn sau thăm khám 

Không chỉ dừng lại ở việc phát hiện và can thiệp sớm, Bernard Healthcare còn chú trọng đến việc theo dõi sức khỏe dài hạn sau thăm khám. Khách hàng sẽ được tư vấn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa. 

Hãy cùng Bernard Healthcare tầm soát sớm nguy cơ để nói không với đột quỵ! Liên hệ đặt lịch khám qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn chuyên sâu NGAY TẠI ĐÂY. 

Chia sẻ

Đã copy link
Top 3 thói quen trong đời sống hàng ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Sự thật ít ai biết: Hơn 80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được
Bạn có biết: Đột quỵ có thể phòng ngừa được. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, có đến 80% đột quỵ có thể được phòng ngừa thông qua thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Giao lưu khoa học: Đột quỵ có hẹp động mạch nội sọ: Dùng thuốc hay Can thiệp?
Hẹp động mạch nội sọ (Intracranial arterial stenosis, viết tắt là ICAS) là nguyên nhân gây đột quỵ não chiếm tỉ lệ 30-50% ở người Châu Á. Và có nguy cơ tái phát cao.
Phát hiện u màng não nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ
Mới đây, một vị khách nam (64 tuổi) nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ tại Bernard đã kịp thời phát hiện u màng não, một căn bệnh nguy hiểm, thầm lặng!
Có đến 90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt 10 yếu tố nguy cơ này
Cứ 4 người bình thường thì sẽ có 1 người mắc Đột quỵ, bất kể màu da, đây là thông điệp mới nhất từ Hội Đột quỵ thế giới "1 in 4 of us will have a stroke. DON'T BE THE ONE!"
Tầm soát chuyên sâu phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ khó phát hiện, thường không có triệu chứng nhưng lại là những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, phình - dị dạng mạch máu não, rung nhĩ...