japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Lao phổi và ung thư phổi có thể phân biệt dựa trên triệu chứng ban đầu không?

Lao phổi và ung thư phổi có thể phân biệt dựa trên triệu chứng ban đầu không?

30/05/2025

Bệnh lý hô hấp là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt tại các quốc gia có khí hậu nóng ẩm và ô nhiễm như Việt Nam. Trong đó, lao phổi và ung thư phổi là hai căn bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điểm giống nhau giữa Lao phổi và Ung thư phổi

Lao phổi và Ung thư phổi tuy là hai bệnh lý khác nhau về bản chất nhưng có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là về triệu chứng lâm sàng và hình ảnh tổn thương.

Triệu chứng ban đầu giống nhau: Cả Lao phổi và Ung thư phổi đều có thể có các biểu hiện như ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.

Tác động nghiêm trọng đến sức khỏe hô hấp: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cả hai bệnh lý này đều có thể gây tổn thương phổi nặng nề, làm suy giảm chức năng hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Hình ảnh tổn thương phổi trên phim X-quang: Khi chụp X-quang phổi, cả hai bệnh đều có thể cho thấy hình ảnh tổn thương như nốt mờ, thâm nhiễm hoặc khối u, hạch. Điều này khiến việc phân biệt chỉ bằng X-quang thông thường trở nên khó khăn.

Do đó, để chẩn đoán chính xác tổn thương phổi là lao phổi hay ung thư phổi cần dựa vào các phương pháp tầm soát chuyên sâu, thay vì chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng hay phim chụp X-quang.

Các phương pháp tầm soát chuyên sâu có thể là chụp cắt lớp vi tính liều thấp (CT Scan liều thấp - LDCT), nội soi phế quản, sinh thiết mô phổi hoặc xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao. 

Phân biệt Lao phổi và Ung thư phổi

Mặc dù có những điểm giống nhau, Lao phổi và Ung thư phổi là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.

Lao phổi – Bệnh truyền nhiễm có thể chữa khỏi

  • Nguyên nhân: Lao phổi là bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác qua đường không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
  • Tính chất bệnh: Bệnh có thể tiến triển từ từ, gây viêm nhiễm và hình thành các ổ hoại tử trong phổi. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Phương pháp điều trị: Lao phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh đặc hiệu trong thời gian từ 6 – 9 tháng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ung thư phổi – Bệnh lý ác tính nguy hiểm

  • Nguyên nhân: Những tế bào phổi (thường là tế bào biểu mô, lót trong hệ thống đường hô hấp) có thể bị biến đổi (đột biến) và phát triển một cách không kiểm soát được, dẫn đến hình thành khối u. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư phổi bao gồm hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc do di truyền.
  • Tính chất bệnh: Khối u có thể phát triển âm thầm, không gây triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân khi có triệu chứng, đi khám và được phát hiện thì thường đã ở giai đoạn muộn, khó điều trị.
  • Phương pháp điều trị: Điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch. Tiên lượng bệnh thường xấu nếu phát hiện muộn.

Điểm khác biệt quan trọng: Lao phổi là bệnh truyền nhiễm, có thể chữa khỏi hoàn toàn, trong khi Ung thư phổi là bệnh không lây nhiễm, ác tính, có tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Vai trò của các phương pháp tầm soát chuyên sâu trong phân biệt bệnh lý phổi

Do Lao phổi và Ung thư phổi có nhiều triệu chứng tương đồng, việc tầm soát chuyên sâu là phương pháp hiệu quả để phân biệt hai bệnh lý này, đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

  • Chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT): Đây là phương pháp có độ nhạy cao giúp phát hiện sớm các nốt nhỏ bất thường trong phổi mà X-quang có thể bỏ sót. LDCT thường được khuyến nghị cho những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, chẳng hạn như người hút thuốc lá lâu năm.
  • Nội soi phế quản: Được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ tổn thương nằm trong đường thở hoặc vùng trung tâm của phổi. Ống nội soi mềm được đưa vào qua đường mũi hoặc miệng để quan sát trực tiếp và lấy mẫu mô hoặc dịch để xét nghiệm.
  • Sinh thiết mô phổi: Nếu phát hiện bất thường trong phổi, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để xác định bản chất tổn thương là lành tính hay ác tính. Sinh thiết có thể được thực hiện qua nội soi phế quản, chọc hút kim nhỏ qua da dưới hướng dẫn của CT hoặc phẫu thuật.
  • Xét nghiệm đàm: Trong trường hợp nghi ngờ lao phổi, xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp nhuộm soi, xét nghiệm gene Xpert hoặc nuôi cấy có thể giúp xác định chẩn đoán.

Lao phổi và Ung thư phổi là hai bệnh lý nghiêm trọng, có thể có triệu chứng tương đồng nhưng lại có sự khác biệt lớn về nguyên nhân và phương pháp điều trị. Chính vì vậy, tầm soát chuyên sâu các bệnh lý phổi là giải pháp cần thiết giúp phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Tầm soát chuyên sâu ung thư phổi công nghệ cao, mô hình Ningen Dock 70 năm uy tín Nhật Bản tại Bernard Healthcare

  1. Giúp phát hiện SỚM, KỊP THỜI, KHÔNG BỎ SÓT: Tổn thương - Tiền ung thư - Ung thư, đặc biệt giai đoạn sớm (ung thư tại chỗ).
  2. Đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm.
  3. Quy trình các trạm chặt chẽ; kết cấu gói khám toàn diện: đầy đủ xét nghiệm; nội soi, thăm dò chức năng… Đặc biệt chẩn đoán hình ảnh với hệ thống “mắt thần” MRI tích hợp trí tuệ nhân tạo; CT Scan; siêu âm… giúp hạn chế bỏ sót sang thương, tổn thương.
  4. Công nghệ y khoa hiện đại, đồng bộ: dựng hình chuyên sâu giúp tăng cường phát hiện SỚM bất thường, tổn thương, tiền ung thư… Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án dài hạn giúp dễ dàng so sánh, đánh giá diễn biến sức khỏe qua các lần thăm khám; đặc biệt trong theo dõi tiến triển bệnh.
  5. Kiểm tra chéo kết quả MRI, CT scan và giám sát chất lượng nghiêm ngặt, trực tiếp bởi Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật).
  6. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (Nhật Bản). Sẵn sàng đồng hành cùng bệnh nhân và gia đình, đặc biệt các bệnh lý ung thư tại các bệnh viện đầu ngành Nhật Bản.
  7. Quy trình 3 lớp chặt chẽ: Đọc - Kiểm tra chéo - Thảo luận chuyên môn giữa Bernard Healthcare & Bệnh viện ĐH Yamanashi (Nhật Bản).
    ▪️ Lớp thứ nhất - đọc kết quả: Bác sĩ Bernard Healthcare và bác sĩ Bệnh viện Đại học Yamanashi tiến hành đọc kết quả MRI, CT Scan song song và độc lập.
    ▪️ Lớp thứ hai - kiểm tra chéo: Trường hợp nghi ngờ bệnh lý phức tạp như ung thư, mỗi bên sẽ kích hoạt quy trình hội chẩn/đọc chéo nội bộ bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cùng bác sĩ lâm sàng/Hội đồng Y khoa trước khi trả kết quả.
    ▪️ Lớp thứ ba - thảo luận chuyên môn: Trường hợp có sự khác biệt trong đánh giá, hai bên sẽ tiến hành thảo luận trực tuyến.

Tầm soát chuyên sâu các bệnh lý hô hấp, bệnh lý nguy hiểm ở phổi như ung thư, lao phổi,... bằng công nghệ cao (X-quang, CT scan...) tại Bernard Healthcare! Đặt lịch qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn tại đây.

Chia sẻ

Đã copy link
Lao phổi và ung thư phổi có thể phân biệt dựa trên triệu chứng ban đầu không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư
Với chủ đề “Nâng cao chất lượng điều trị ung thư thông qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành”, vừa qua hội thảo V-TOP (Vietnam Team Oncology Program) 2024 đã diễn ra thành công.
Bạn có thắc mắc bên trong dạ dày của chúng ta như thế nào không?
Cùng Á hậu Diễm Trang mục sở thị quá trình nội soi tiêu hóa không đau tại Bernard với Bs.CKII Đỗ Quang Trung - hơn 20 năm kinh nghiệm về nội soi và can thiệp bệnh lý Tiêu hóa - Gan mật.
Thêm ý nghĩa, trao yêu thương với Chương trình Tư vấn tầm soát ung thư vú ngày 20/10
Ngày 20/10, Bernard phối hợp cùng eDoctor tổ chức Healthtalk với chủ đề “Tư vấn tầm soát ung thư vú” tại Công ty Giao hàng nhanh, trụ sở TP.HCM.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Ung thư tuyến giáp - Bạn có nguy cơ?
Đừng chờ đến khi cơ thể có triệu chứng báo động, cần chủ động kiểm tra yếu tố nguy cơ của bản thân để có kế hoạch tầm soát, phát hiện sớm ung thư tuyến giáp và điều trị kịp thời
Ung thư nào có thể phát hiện sớm nhờ chẩn đoán hình ảnh?
Việc phát hiện sớm ung thư là chìa khóa quan trọng giúp tăng tỉ lệ chữa trị thành công. Nhờ vào những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, nhiều loại ung thư có thể được phát hiện từ giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi cao.
Thêm một bệnh viện công lập Nhật Bản hợp tác chuyên sâu cùng Bernard Healthcare
Đầu tháng 12/2024, đoàn đại diện cấp cao Bệnh viện Trung ương Kyoto Min-iren (Nhật Bản) đã sang Việt Nam và ký kết hợp tác chuyên sâu "Vì sức khỏe tiêu hóa người Việt" với Bernard Healthcare.
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.