japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủĐột quỵ
Chủ động tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ để ngăn ngừa hiệu quả các biến cố tim mạch (đột quỵ, suy tim,...)

Chủ động tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ để ngăn ngừa hiệu quả các biến cố tim mạch (đột quỵ, suy tim,...)

13/01/2025

Để duy trì thể trạng tối ưu, sẵn sàng ứng phó với mọi vấn đề sức khỏe, đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc trong môi trường công việc áp lực cao, nhiều khách hàng đã lựa chọn Bernard Healthcare cho các dịch vụ khám sức khỏe định kỳ.

Gần đây, Bernard Healthcare đã tiếp nhận một khách hàng nam, 54 tuổi, làm việc tại một tập đoàn thương mại lớn ở TP.HCM. Khách hàng được thăm khám toàn diện bởi các bác sĩ chuyên khoa Bernard Healthcare với quy trình kiểm tra sức khỏe tổng quát kỹ lưỡng và chuyên sâu.

Hồ sơ bệnh sử và lối sống của người bệnh

Để đánh giá được chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra những chỉ định thăm khám phù hợp, bác sĩ Bernard đã tiến hành khai thác thông tin bệnh sử và lối sống của khách hàng. 

Bệnh nhân cho biết đã mắc tình trạng huyết áp cao hơn 10 năm. Ngoài ra, trong 4 năm gần đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc thêm đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu. Đặc biệt, do đặc thù công việc nên bệnh nhân không tuân thủ tốt phác đồ điều trị kiểm soát đường huyết, đồng thời còn thường xuyên uống rượu bia, ăn các thực phẩm giàu chất béo.

Trong quá trình kiểm tra các chỉ số sinh hiệu, bác sĩ Bernard ghi nhận chỉ số BMI của bệnh nhân là 24.11, được xếp vào nhóm thừa cân đối với người châu Á, huyết áp cao ở mức 140/90 mmHg. 

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến cố tim mạch

Quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh tật tại Bernard

Sau khi khai thác bệnh sử và lối sống, thực hiện đo sinh hiệu, BMI,... bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nhiều chỉ số sức khỏe của bệnh nhân đang ở mức đáng báo động: 

  • Đường huyết lúc đói: 266 mg/dL - cao hơn giới hạn bình thường (70 – 100 mg/dL). 

Điều này cho thấy, lượng đường trong máu của bệnh nhân đang ở mức báo động. Khi đường huyết tăng cao quá mức trong thời gian dài, các mạch máu có thể bị tổn thương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận và các vấn đề về mắt.

  • Men gan GGT: 274 U/L - cao hơn rất nhiều so với giới hạn bình thường (<55 U/L). 

Mức tăng cao bất thường này cho thấy gan đang gặp vấn đề. GGT là một loại enzyme có trong gan. Khi gan bị tổn thương, lượng enzyme này sẽ tăng lên. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, hoặc do sử dụng một số loại thuốc.

  • Triglyceride (Mỡ máu): 465 mg/dL - Vượt mức bình thường (50 – 200 mg/dL). 

Chỉ số này cho thấy lượng chất béo trung tính trong máu quá cao, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và đột quỵ. Việc duy trì chỉ số này ở mức cao trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân tiếp tục được thực hiện điện tâm đồ (ECG) và siêu âm doppler tim, siêu âm bụng. Các kết quả ghi nhận bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG) phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
  • Siêu âm Doppler tim ghi nhận rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Khảo sát động mạch cảnh qua siêu âm Doppler cho thấy các mảng xơ vữa rải rác tại động mạch cảnh hai bên và động mạch cảnh chung trái. 
  • Kết quả siêu âm bụng còn cho thấy biểu hiện gan nhiễm mỡ độ I. 

Từ các kết quả thăm khám bên trên, bác sĩ Bernard nhận thấy bệnh nhân đang mắc một loạt các bệnh lý tim mạch và nội tiết như sau: 

  • Tăng huyết áp, theo dõi bệnh tim thiếu máu cục bộ. 
  • Xơ vữa động mạch cảnh. 
  • Đái tháo đường type 2 chưa kiểm soát tốt. 
  • Tăng Triglyceride máu. 
  • Gan nhiễm mỡ độ I, kèm tăng men gan GGT.
Một trong những biến cố tim mạch nguy hiểm là đột quỵ

Kế hoạch điều trị và dự phòng biến chứng tim mạch từ Bác sĩ Bernard Healthcare

Biến cố tim mạch là thuật ngữ chung chỉ các sự kiện bất ngờ xảy ra liên quan đến tim, làm gián đoạn việc cung cấp máu đến tim hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Những biến cố này thường rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Dựa theo thang điểm ASCVD/PREVENT, nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch của bệnh nhân trong vòng 10 năm được ước tính là 11,5% - thuộc nhóm nguy cơ trung bình. Điều này có nghĩa là, trong 10 người có tình trạng tương tự như bệnh nhân thì 1 người có thể gặp phải biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy tim,... trong 10 năm tới.

Qua khai thác thông tin bệnh sử ban đầu, nhận thấy bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, Bác sĩ Bernard đã tiến hành đánh giá nguy cơ tim mạch của bệnh nhân trong 10 năm tới, nhằm xây dựng kế hoạch chăm sóc và theo dõi sức khỏe phù hợp, phòng tránh kịp thời các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Kế hoạch điều trị và theo dõi cụ thể cho bệnh nhân bao gồm: 

  • Điều chỉnh huyết áp và kiểm soát chặt chẽ tình trạng đái tháo đường. Tối ưu hóa việc điều trị bằng thuốc nhằm duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg và ổn định đường huyết. Ngoài ra, dự phòng biến cố tim mạch, điều trị hạ mỡ máu và tầm soát các nguy cơ biến cố tim mạch là ưu tiên hàng đầu. 
  • Bệnh nhân được khuyến cáo thay đổi lối sống, hạn chế rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ, và tăng cường hoạt động thể chất. Huyết áp và đường huyết sẽ được theo dõi hàng ngày, kèm theo các buổi tái khám định kỳ và xét nghiệm theo lịch hẹn. 

Với chiến lược điều trị và theo dõi sát sao, nguy cơ biến cố tim mạch của bệnh nhân có thể được kiểm soát tốt hơn, giúp giảm bậc nguy cơ và phòng ngừa kịp thời các biến chứng nghiêm trọng, đảm bảo duy trì chất lượng cuộc sống lâu dài.

Chủ động tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật, sống khỏe mỗi ngày ngay hôm nay. Liên hệ Bernard Healthcare qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn TẠI ĐÂY.

Chia sẻ

Đã copy link
Chủ động tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ để ngăn ngừa hiệu quả các biến cố tim mạch (đột quỵ, suy tim,...)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Tầm soát chuyên sâu phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ khó phát hiện, thường không có triệu chứng nhưng lại là những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, phình - dị dạng mạch máu não, rung nhĩ...
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có giống nhau?
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Có đến 90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tốt 10 yếu tố nguy cơ này
Cứ 4 người bình thường thì sẽ có 1 người mắc Đột quỵ, bất kể màu da, đây là thông điệp mới nhất từ Hội Đột quỵ thế giới "1 in 4 of us will have a stroke. DON'T BE THE ONE!"
Tầm soát ung thư tiêu hóa chuẩn Nhật: Tăng cơ hội phát hiện sớm, điều trị hiệu quả
Đơn vị nội soi tiêu hóa Bernard đã giúp phát hiện nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.