Từ năm 2000, Liên minh Kiểm soát ung thư Quốc tế (The Union for International Cancer Control - UICC) đã phát động, ngày 04/02 hàng năm là Ngày Ung thư Thế giới (#worldcancerday) nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về ung thư, khuyến khích tầm soát, phát hiện sớm để ngăn ngừa hiệu quả.
Nơ ruy băng đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của ung thư, đại diện cho sự ủng hộ, sự đồng cảm đối với các bệnh nhân ung thư và niềm hy vọng về một tương lai bệnh ung thư được đẩy lùi hiệu quả. Ngoài ra, một số tháng nhất định trong năm cũng được dành riêng để nâng cao nhận thức về các loại ung thư cụ thể.
Màu sắc, ý nghĩa của các loại “nơ” ung thư và tháng nhận thức
Năm 1990, dải ruy băng lần đầu tiên được sử dụng trong chiến dịch nâng cao nhận thức về AIDS. Sự thành công của chiến dịch này đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của hàng loạt biểu tượng khác. Bên cạnh dải ruy băng màu tím biểu thị chung cho tất cả loại ung thư, còn có hơn 50 dải ruy băng đầy màu sắc biểu trưng cho từng loại ung thư tương ứng.
Hãy cùng Bernard tìm hiểu một số loại “nơ” ung thư đặc trưng và ý nghĩa của nó.
Ung thư cổ tử cung - Cervival Cancer
Nhờ sàng lọc phòng ngừa sớm, ngày càng có nhiều người sống sót sau ung thư cổ tử cung hơn bao giờ hết. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), phụ nữ ở các lứa tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ mỗi năm. Các phương pháp tầm soát phổ biến hiện nay gồm xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung và xét nghiệm Papsmear (phết tế bào cổ tử cung). |
|
Ung thư đại trực tràng - Colon Cancer
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ, những người từ 40 tuổi nên nội soi đường tiêu háo định kỳ để xác định polyp và cắt bỏ chúng (nếu có) trước khi chuyển thành ung thư. Ung thư đại trực tràng thường có tiên lượng tốt khi được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 63 - 65%. |
|
Ung thư thận - Kidney Cancer
Nam giới và người lớn tuổi là hai đối tượng dễ mắc ung thư thận hơn cả. Loại ung thư này thường chỉ xuất hiện ở một bên thận với 90% trường hợp ca bệnh là ung thư biểu mô tế bào thận (RCC). |
|
Ung thư mô mềm hoặc Ung thư xương - Sacorma
Sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể phát triển ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm xương, mạch máu, dây thần kinh, cơ bắp, mô mỡ, dây chằng và các mô xung quanh khớp. Có thể chủ động phòng ngừa ung thư mô mềm sarcoma bằng kế hoạch thăm khám và tầm soát sức khỏe định kỳ. |
|
Ung thư buồng trứng - Ovarian Cancer
Tuy nhiên, ngày 8 tháng 5 hàng năm được xem là Ngày ung thư buồng trứng thế giới (World Ovarian Cancer Day). Ung thư buồng trứng là loại ung thư phổ biến thứ tám ở phụ nữ trên toàn thế giới. Vì loại ung thư này không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu, nên cách tốt nhất để nhận biết sớm chính là siêu âm và chụp CT Scan hoặc MRI vùng bụng chậu định kỳ mỗi năm. |
|
Ung thư tuyến giáp - Thyroid Cancer
Ung thư tuyến giáp thường diễn biến âm thầm. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện tình cờ trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. May mắn là ung thư tuyến giáp diễn tiến chậm nên thường có tiên lượng tốt, có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện trong giai đoạn sớm. |
|
Ung thư tiền liệt tuyến - Prostate Cancer
Theo nghiên cứu, nếu được phát hiện sớm, ung thư tiền liệt tuyến có khả năng điều trị thành công cao với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là hơn 99%. Do đó, người từ 50 tuổi, đặc biệt là nam giới nên có kế hoạch tầm soát để phát hiện sớm và tránh được những biến chứng nghiêm trọng. |
|
Bệnh bạch cầu - Leukemia
Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu, thường bắt đầu ở tủy xương. Hiệp hội Bệnh bạch cầu và U lympho (LLS) đã nhận định, tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm của bệnh bạch cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1975. Bệnh bạch cầu cũng có chung dải ruy băng màu cam với bệnh ung thư thận. |
|
Ung thư vú - Breast Cancer
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam với 24.563 ca mắc mới (theo Globocan 2022). Chụp cộng hưởng từ (MRI) với Coil nhũ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong tầm soát phát hiện sớm ung thư vú. |
|
Ung thư gan - Liver Cancer
Tại Việt Nam, số ca mắc ung thư gan chỉ xếp thứ hai, sau ung thư vú. Tầm soát ung thư gan định kỳ giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư gan ở giai đoạn đầu khi bệnh chưa có triệu chứng. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người bị ung thư gan có thể đạt đến hơn 70% nếu được phát hiện sớm. |
|
Ung thư phổi - Lung Cancer
Thống kê từ Globocan 2022 cho biết, ung thư phổi chiếm 18.8% số ca tử vong liên quan đến ung thư. Mặc dù hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi nhưng người không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Ngày nay, chụp CT scan phổi liều thấp được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi. |
|
Ung thư dạ dày - Stomach Cancer
Theo Bác sĩ Kinoshita Koshi - Trưởng khoa Nội soi & Tiêu Hóa, Bệnh viện Trung ương Kyoto Min-iren kiêm Cố vấn Quản lý chất lượng Nội soi Tiêu hóa Bernard, mọi người nên bắt đầu nội soi tiêu hóa định kỳ từ sau tuổi 30 để xem mình có bị nhiễm virus HP hay không. Đây là một loại vi khuẩn làm tổn thương dạ dày, nếu không điều trị, lâu ngày diễn tiến thành viêm loét dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư. |
|
Ung thư tuyến tụy - Pancreatic Cancer
Với sự phát triển của y học hiện đại như này này, có nhiều phương pháp giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư tuyến tụy. Việc kết hợp các phương pháp xét nghiệm, siêu âm vùng bụng chậu hoặc chụp CT Scan, MRI sẽ giúp bác sĩ đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể bạn. |
Cùng Bernard Healthcare lan tỏa hành động phòng chống ung thư
Theo phát động của UICC, “United be Unique” là thông điệp chính của Ngày Thế giới phòng chống Ung thư trong 3 năm tiếp theo, kể từ 2025 - 2027. Dù bạn là ai, dù bạn sống ở đâu, chúng ta đều có thể là một phần của cuộc cách mạng phòng chống ung thư.
Hưởng ứng chiến dịch này, hãy cùng nhau Bernard Healthcare lan tỏa những hành động xây dựng một lối sống lành mạnh, đẩy lùi ung thư đến tất cả mọi người:
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc, ưu tiên các loại thực phẩm theo mùa,...
- Tích cực hoạt động thể thao: Dành ra ít nhất 30 - 45 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc đơn giản là đi bộ.
- Điều trị bệnh lý có nguy cơ cao: Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ ung thư, chẳng hạn như viêm gan B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,... có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan hoặc nhiễm vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày,... Do đó, nên tuân thủ kế hoạch điều trị để đảm bảo bệnh không tiến triển thành các biến chứng.
- Tiêm ngừa đầy đủ: Một số loại vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh lý có khả năng gây ung thư như HPV, viêm gan B, C,... Do đó nên chích vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Tầm soát sức khỏe toàn diện, chuyên sâu định kỳ: Không phải tất cả loại ung thư đều là “bản án tử thần”. Ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa khi được phát hiện ở giai đoạn sớm hoặc khi còn là tổn thường tiền ung thư. Theo Forbes (Nhật Bản), người từ 40 tuổi nên thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ.
Tầm soát chuyên sâu ung thư công nghệ cao, mô hình Ningen Dock 70 năm uy tín Nhật Bản tại Bernard Healthcare
- Giúp phát hiện SỚM, KỊP THỜI, KHÔNG BỎ SÓT: Tổn thương - Tiền ung thư - Ung thư, đặc biệt giai đoạn sớm (ung thư tại chỗ).
- Đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm.
- Quy trình các trạm chặt chẽ; kết cấu gói khám toàn diện: đầy đủ xét nghiệm; nội soi, thăm dò chức năng… Đặc biệt chẩn đoán hình ảnh với hệ thống “mắt thần” MRI tích hợp trí tuệ nhân tạo; CT Scan; siêu âm… giúp hạn chế bỏ sót sang thương, tổn thương.
- Công nghệ y khoa hiện đại, đồng bộ: dựng hình chuyên sâu giúp tăng cường phát hiện SỚM bất thường, tổn thương, tiền ung thư… Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án dài hạn giúp dễ dàng so sánh, đánh giá diễn biến sức khỏe qua các lần thăm khám; đặc biệt trong theo dõi tiến triển bệnh.
- Kiểm tra chéo kết quả MRI, CT scan và giám sát chất lượng nghiêm ngặt, trực tiếp bởi Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật).
- Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (Nhật Bản). Sẵn sàng đồng hành cùng bệnh nhân và gia đình, đặc biệt các bệnh lý ung thư tại các bệnh viện đầu ngành Nhật Bản
- Quy trình 3 lớp chặt chẽ: Đọc - Kiểm tra chéo - Thảo luận chuyên môn giữa Bernard Healthcare & Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản)
◽ Lớp thứ nhất: Hai bên tiến hành đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT) song song và độc lập.
◽ Lớp thứ hai: Trường hợp có nghi ngờ bệnh lý phức tạp như ung thư, mỗi bên sẽ kích hoạt quy trình hội chẩn/ đọc chéo nội bộ bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cùng bác sĩ lâm sàng/ Hội đồng Y khoa trước khi trả kết quả.
◽ Lớp thứ ba: Trong trường hợp có sự khác biệt kết quả, hai bên sẽ thảo luận trực tuyến.
Nếu sau hội chẩn vẫn chưa có sự đồng thuận, Bernard sẽ chịu trách nhiệm thông báo kết quả cuối cùng cho bệnh nhân, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả đánh giá từ phía Bệnh viện Đại học Yamanashi để đảm bảo minh bạch.
Đặt lịch tầm soát chuyên sâu ung thư công nghệ cao, mô hình Ningen Dock 70 năm uy tín Nhật Bản tại Bernard Healthcare qua hotline 028 3535 2468 hoặc tư vấn trực tuyến tại đây.