Tầm soát ung thư là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng cơ hội điều trị thành công, đảm bảo chất lượng cuộc sống và nâng cao tuổi thọ. Đặc biệt với nữ giới - nhóm có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư phổ biến như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày,... việc hiểu rõ thời điểm và tần suất tầm soát là rất quan trọng.
1. Khi nào nên tầm soát ung thư vú?
Ung thư vú là loại ung thư ở nữ có tỷ lệ số ca mắc cao nhất tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2022 đã ghi nhận 24 563 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ung thư vú trong 5 năm lên tới 72 617 ca, chiếm 17.7% so với tỷ lệ chung. Trong khi đó, số ca tử vong do ung thư vú là 10 008 ca, chiếm 8.3% - gần một nửa so với tổng số ca hiện mắc.
Theo Hiệp hội Ung thư Nhật Bản, phụ nữ trên 40 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư vú hai năm 1 lần. Những trường hợp có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh lý tuyến vú cần có kế hoạch theo dõi để giảm nguy cơ ung thư vú.
Hiện nay, những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm, chụp nhũ ảnh; chụp MRI nhũ đã giúp phát hiện sớm ung thư vú ngay từ những giai đoạn rất sớm. Từ đó tăng khả năng điều trị khỏi, tăng tiên lượng sống, cũng như giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng cuộc sống. Chẳng hạn, ung thư vú nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến hơn 90%.
2. Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2022, tỷ lệ số ca mắc ung thư cổ tử cung trong 5 năm ở Việt Nam là 3.2% so với tỷ lệ ung thư chung, trong đó có đến 4612 ca mắc mới và 2571 ca tử vong.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ, nữ giới từ 20 tuổi trở lên nên có kế hoạch tầm soát ung thư cổ tử cung 2 năm 1 lần. Với những trường hợp phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung, đã có quan hệ tình dục hay bản thân mắc các bệnh viêm nhiễm, nấm âm đạo,... làm tăng nguy cơ ung thư, tần suất tầm soát có thể điều chỉnh mỗi năm 1 lần hoặc nhiều hơn (sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng bệnh lý).
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với tất cả những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung trung bình là 67%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm có sự chênh lệch lớn tùy theo thời điểm phát hiện. Cụ thể như sau: Giai đoạn đầu là 91%; Giai đoạn di căn đến các mô, cơ quan hoặc hạch bạch huyết khu vực gần là 60%; Giai đoạn di căn xa là 19%.
3. Khi nào nên tầm soát ung thư dạ dày?
Những ảnh hưởng của một lối sống nhiều căng thẳng, áp lực cùng với chế độ ăn uống kém lành mạnh là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Trong năm 2022, Việt Nam ghi nhận thêm 6 215 ca mắc mới.
Theo khuyến cáo, những người trên 40 tuổi nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư dạ dày, bởi đây là giai đoạn nguy cơ mắc bệnh gia tăng rõ rệt. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, bị viêm loét dạ dày kéo dài, hoặc nhiễm vi khuẩn H. pylori cần đặc biệt chú trọng đến việc tầm soát.
Nội soi là phương pháp tầm soát ung thư dạ dày phổ biến, giúp bác sĩ trực tiếp quan sát niêm mạc dạ dày để phát hiện các tổn thương bất thường như loét, polyp, hoặc các khối u. Đây là phương pháp được đánh giá cao nhờ khả năng phát hiện chính xác tổn thương ở giai đoạn sớm. Nội soi cũng cho phép bác sĩ lấy mẫu mô (nếu cần) để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, xác định bản chất các tổn thương.
Để đảm bảo hiệu quả, tần suất tầm soát nên thực hiện 1-2 năm/lần. Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thường xuyên hơn. Ngoài việc tầm soát định kỳ, nếu bạn gặp các triệu chứng như đau thượng vị, đầy hơi kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc buồn nôn thì nên đi khám ngay, dù chưa đến lịch kiểm tra định kỳ.
4. Khi nào nên tầm soát ung thư đại trực tràng?
Ung thư đại trực tràng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới giới. Tại Việt Nam, loại ung thư này xếp thứ 3 trong gần 30 loại ung thư ở nữ với 16 832 ca mắc mới chỉ trong năm 2022.
Hiện nay, nhiều tổ chức y tế khuyến nghị, nữ giới nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng ở tuổi 40 với tần suất mỗi năm 1 lần. Tần suất thực hiện những lần tiếp theo có thể thay đổi dựa theo kết quả của lần nội soi trước đó.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, viêm ruột mãn tính (như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng) hoặc các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn nên bắt đầu tầm soát sớm hơn.
5. Khi nào nên tầm soát ung thư gan?
Tỷ lệ nữ giới mắc ung thư gan ngày càng cao, đặc biệt là ở nữ. Không chỉ những người có tiền sử gia đình mới mắc ung thư gan. Ngay cả những người mắc bệnh lý về gan thông thường như viêm gan virus (viêm gan B, viêm gan C mạn tính), xơ gan và gan nhiễm mỡ không do bia rượu cũng có nguy cơ cao mắc ung thư.
Để phòng ngừa ung thư gan, người trên 40 tuổi, đặc biệt là có tiền sử gia đình, bị bệnh viêm gan B, C mạn tính hoặc xơ gan, nên thực hiện tầm soát 6 tháng 1 lần.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư gan thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn chẩn đoán và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, ung thư được phát hiện và điều trị càng sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt. Theo Viện ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ), tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư gan như sau:
- Giai đoạn 0 - Ung thư biểu mô tại chỗ: Tỷ lệ sống sót khoảng 70-90%.
- Giai đoạn 1 - Khối u phát triển lớn nhưng chưa vượt giới hạn khỏi gan: Tỷ lệ sống sót khoảng 50-70%.
- Giai đoạn 2 - Ung thư đã xâm lấn các mạch máu gần đó hoặc các cơ quan lân cận, nhưng chưa di căn đến các vị trí xa: Tỷ lệ sống sót khoảng 20-50%.
- Giai đoạn 3 - Tế bào ung thư gan đã di căn đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết gần đó: Tỷ lệ sống sót khoảng 10-20%.
- Giai đoạn 4 - Tế bào ung thư gan đã di căn đến những bộ phận khác của cơ thể: Tỷ lệ sống sót dưới 5%.
6. Khi nào nên tầm soát ung thư phổi?
Mặc dù không hút thuốc lá nhưng tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ Việt vẫn ngày một tăng cao, nguyên nhân xuất phát từ việc hít khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động). Trong thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất gây hại. Việc hít phải khói thuốc về lâu dài có thể làm phổi bị tổn thương, dẫn đến ung thư.
Theo khuyến nghị từ các Hiệp hội Ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ, phụ nữ trên 50 tuổi và hút nhiều thuốc lá (kể cả thuốc lá thụ động) nên thực hiện tầm soát ung thư phổi định kỳ mỗi năm 1 lần. Trường hợp có vấn đề về phổi, tần suất tầm soát có thể thay đổi dựa trên tình trạng bệnh.
Lưu ý: Ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, ngay cả khi chưa đến độ tuổi khuyến nghị nhưng có các yếu tố thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên chủ động tầm soát sớm hơn để có kế hoạch theo dõi phù hợp.
Chủ động tầm soát chuyên sâu ung thư bằng công nghệ cao, mô hình Ningen Dock 70 năm uy tín Nhật Bản tại Bernard Healthcare
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard cung cấp dịch vụ tầm soát chuyên sâu đầy đủ - cùng lúc các loại ung thư theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ bằng công nghệ cao, theo mô hình Ningen Dock 70 năm uy tín Nhật Bản.
1. Giúp phát hiện SỚM, KỊP THỜI, KHÔNG BỎ SÓT: Tổn thương - Tiền ung thư - Ung thư, đặc biệt giai đoạn sớm (ung thư tại chỗ).
2. Đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm.
3. Quy trình các trạm chặt chẽ; kết cấu gói khám toàn diện: đầy đủ xét nghiệm; nội soi, thăm dò chức năng… Đặc biệt chẩn đoán hình ảnh với hệ thống “mắt thần” MRI tích hợp trí tuệ nhân tạo; CT Scan; siêu âm… giúp hạn chế bỏ sót sang thương, tổn thương.
4. Công nghệ y khoa hiện đại, đồng bộ: dựng hình chuyên sâu giúp tăng cường phát hiện SỚM bất thường, tổn thương, tiền ung thư… Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án dài hạn giúp dễ dàng so sánh, đánh giá diễn biến sức khỏe qua các lần thăm khám; đặc biệt trong theo dõi tiến triển bệnh.
5. Kiểm tra chéo kết quả MRI, CT scan và giám sát chất lượng nghiêm ngặt, trực tiếp bởi Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật).
6. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (Nhật Bản). Sẵn sàng đồng hành cùng bệnh nhân và gia đình, đặc biệt các bệnh lý ung thư tại các bệnh viện đầu ngành Nhật Bản.
7. Quy trình 3 lớp chặt chẽ: Đọc - Kiểm tra chéo - Thảo luận chuyên môn giữa Bernard Healthcare & Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản).
🔹Lớp thứ nhất: Hai bên tiến hành đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT) song song và độc lập.
🔹Lớp thứ hai: Trường hợp có nghi ngờ bệnh lý phức tạp như ung thư, mỗi bên sẽ kích hoạt quy trình hội chẩn/ đọc chéo nội bộ bởi các bác sĩ CĐHA cùng bác sĩ lâm sàng/ Hội đồng Y khoa trước khi trả kết quả.
🔹Lớp thứ ba: Trong trường hợp có sự khác biệt kết quả, hai bên sẽ thảo luận trực tuyến. Nếu sau hội chẩn vẫn chưa có sự đồng thuận, Bernard sẽ chịu trách nhiệm thông báo kết quả cuối cùng cho bệnh nhân, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả đánh giá từ phía Bệnh viện ĐH Yamanashi để đảm bảo minh bạch.
Trải nghiệm Tầm soát ung thư hoàn toàn khác biệt: an toàn, thoải mái, tin cậy và không chờ đợi tại Bernard Healthcare.Đặt lịch tầm soát chuyên sâu các loại ung thư tại Bernard Healthcare qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn NGAY TẠI ĐÂY.