japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủUng thư
Hiểu rõ về Sarcoma: Ung thư "hiếm gặp" nhưng nguy hiểm

Hiểu rõ về Sarcoma: Ung thư "hiếm gặp" nhưng nguy hiểm

06/07/2024

Sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể phát triển ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm xương, mạch máu, dây thần kinh, cơ bắp, mô mỡ, dây chằng và các mô xung quanh khớp. Do tính hiếm gặp, nhận thức về sarcoma còn hạn chế, dẫn đến nhiều thách thức trong việc phát hiện và điều trị sớm.

Sarcoma là một dạng ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong số tất cả chẩn đoán ung thư ở người lớn và khoảng 15% trong số các chẩn đoán ung thư ở trẻ em. Tại Việt Nam đã ghi nhận một số ca ung thư sarcoma, nhưng những hiểu biết về bệnh lý này chưa thật sự phổ biến. Trong bài viết này, Bernard Healthcare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư mô mềm Sarcoma. 

1. Sarcoma là gì? Phân loại sarcoma

Sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Bệnh lý này có thể phát triển ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm xương và các mô mềm như mạch máu, dây thần kinh, cơ bắp, mô mỡ, dây chằng và các mô xung quanh khớp. 

Khác với những loại ung thư khác, sarcoma hình thành và phát triển từ các mô trung bì. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là ở chân, ngực với tỷ lệ như sau: 

  • 40% xuất hiện ở các chi dưới (chân, mắt cá chân, bàn chân). 
  • 30% xuất hiện ở thân/thành ngực/bụng/khung chậu. 
  • 15% xuất hiện ở các chi trên (vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay). 
  • 15% xuất hiện ở đầu và cổ. 

Theo ước tính, sarcoma có hơn 50 loại ung thư khác nhau và được chia thành 2 nhóm chính: Sarcoma mô mềm và sarcoma xương. Dưới đây là một số loại thường gặp nhất.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh sarcoma

Sarcoma hình thành khi các tế bào xương hoặc mô mềm chưa trưởng thành có những thay đổi trong DNA của chúng. Các tế bào này tiếp tục tăng sinh không kiểm soát và phát triển thành tế bào ung thư. Theo thời gian, các tế bào ung thư này sẽ hình thành khối u.  

Sarcoma có thể bắt đầu từ một số rối loạn di truyền và đột biến nhiễm sắc thể như hội chứng Gardner, hội chứng Werner, bệnh von Hippel-Lindau, hội chứng Gorlin,... nhưng cũng có thể bắt nguồn từ các tác nhân trong đời sống. 

  • Xạ trị ung thư: Xạ trị ung thư làm tăng nguy cơ phát triển khối u mô liên kết sau này. 
  • Sưng mãn tính (phù bạch huyết): Phù bạch huyết là tình trạng sưng do dịch bạch huyết ứ đọng, xảy ra khi hệ thống bạch huyết bị tắc nghẽn hoặc tổn thương. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc một loại sarcoma gọi là angiosarcoma. 
  • Tiếp xúc với hóa chất: Một số hóa chất công nghiệp (Asen, vinyl clorua monome, chlorophenol) và thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc sarcoma ảnh hưởng đến gan. 
  • Tiếp xúc với vi-rút: Vi-rút herpesvirus 8 ở người có thể làm tăng nguy cơ mắc sarcoma kaposi ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. 

3. Ung thư mô mềm sarcoma gây triệu chứng gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư mô mềm sarcoma có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của khối u. Một số khối u sarcoma có thể không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu, cho đến khi chúng phát triển đủ lớn và bắt đầu gây áp lực đến các cơ quan khác.  

Ngược lại, các sarcoma ở xương có thể bộc phát các cơn đau nhức hoặc sưng ở cánh tay, chân ngay giai đoạn hình thành, nhưng thường bị nhầm lẫn là cơn đau thông thường do vận động cơ thể không đúng cách.  

Theo đánh giá từ các chuyên gia, ung thư mô mềm sarcoma là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vì những lý do sau: 

  • Tính chất ác tính: Sarcoma là ung thư ác tính, tức là nó có thể phát triển nhanh chóng, lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn), gây ra những cơn đau nặng nề và đe dọa tính mạng. 
  • Khó phát hiện: Sarcoma thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Từ đó gây khó khăn cho việc điều trị và làm giảm tỷ lệ sống vì khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn. 
  • Khó điều trị dứt điểm: Một số loại sarcoma có thể kháng với các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. 

Tỷ lệ sống sót ở người bệnh sarcoma khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội sống sót của bệnh nhân cao hơn nhiều so với khi phát hiện ở giai đoạn di căn. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của sarcoma mô mềm có thể đạt đến 81% và tỷ lệ của sarcoma xương là 77%. Ngược lại, khi sarcoma mô mềm ở giai đoạn di căn, người bệnh chỉ còn 15% khả năng sống sót sau 5 năm, trong khi sarcoma xương chỉ còn khoảng 26%. 

4. Có thể phòng ngừa ung thư mô mềm sarcoma không?

Theo GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam, 40% các loại ung thư có thể phòng tránh được. Khi chẳng may mắc ung thư, bệnh nhân có thể được điều trị khỏi bệnh nếu tầm soát phát hiện trong giai đoạn sớm”. 

Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng và tuân thủ lối sống lành mạnh trong dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa ung thư mô mềm sarcoma bằng kế hoạch thăm khám và tầm soát sức khỏe định kỳ. 

MRI và CT Scan là hai trong số những công cụ chẩn đoán hình ảnh hiện đại được sử dụng phổ biến giúp tầm soát, phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư, ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn sớm.  

Tại Bernard Healthcare, hệ thống MRI 1.5 Tesla full option cùng CT Scan 32 detector Model Evolution được tích hợp công nghệ dựng hình AI PACs cho phép tạo hình chi tiết mô mềm và xương, giúp các bác sĩ nhìn thấy các khối u, đặc biệt là những khối u “mới chớm” với kích thước siêu nhỏ. Đồng thời, hệ thống “mắt thần” này cũng cho phép bác sĩ Bernard xác định chính xác vị trí, mức độ xâm lấn của chúng. 

Trong trường hợp phát hiện yếu tố bất thường, Hội đồng Cố vấn Bernard lập tức kích hoạt hội chẩn cùng các bác sĩ đầu ngành và/hoặc tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ Bệnh viện Đại học Yamanashi để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, đồng thời lên kế hoạch phòng ngừa/điều trị phù hợp cho mỗi cá nhân. 

Hiện nay, Bernard Healthcare đang triển khai dịch vụ tầm soát sức khỏe toàn diện - chi tiết - chuyên sâu theo mô hình Ningen Dock nổi tiếng Nhật Bản với 40 hạng mục từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp đánh giá nguy cơ đột quỵ, ung thư và các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Liên hệ hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết nhất. 

Chia sẻ

Đã copy link
Hiểu rõ về Sarcoma: Ung thư "hiếm gặp" nhưng nguy hiểm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật hiện đại
Ung thư cổ tử cung là một trong top những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Hiện nay, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được xem là "chìa khóa vàng" giúp phát hiện, ngăn chặn bệnh từ sớm.
Ứng dụng “mắt thần” trong tầm soát sức khỏe, tầm soát ung thư
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard lựa chọn phát triển y tế chuyên sâu, đồng thời áp dụng mô hình của Nhật Bản trong tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư.
Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ cao và đội ngũ y tế và mô hình Nhật Bản.
Tầm soát ung thư dạ dày chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Ung thư dạ dày và hầu hết các loại ung thư khác đều không có biểu hiện ở giai đoạn đầu, vì vậy tầm soát ung thư dạ dày là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những điều cần biết
Các dấu hiệu của ung thư tiền liệt thường phát triển một cách âm thầm và thậm chí khi biểu hiện ra ngoài, chúng cũng thường bị coi nhẹ, làm cho việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm trở nên khó khăn.
Các phương pháp tầm soát ung thư Đại trực tràng
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến thứ 3 trên thế giới với 1,93 triệu ca mắc mới và 935 nghìn ca tử vong. Tại Việt Nam, cứ 100 nghìn dân sẽ có khoảng 7 đến 8 người mắc bệnh (theo thống kê năm 2020). Vì vậy, việc tầm soát ung thư Đại trực tràng định kỳ là điều rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe.
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Theo GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam, có 6.122 ca mắc mới ung thư tuyến giáp (xếp thứ 6) với 858 ca tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào khối u và đặc biệt là tuổi tác của bệnh nhân. Thế nên, việc nhận biết sớm và tầm soát khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp là vô cùng cần thiết.
Dịch vụ tầm soát ung thư chuyên sâu Bernard Healthcare: Phát hiện sớm để chữa lành kịp thời
Ung thư được xem là căn bệnh thế kỷ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.