japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Cảnh báo biến chứng loét ở người đái tháo đường

Cảnh báo biến chứng loét ở người đái tháo đường

16/04/2024

Có hơn 30% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân. Hơn 50% bệnh nhân sẽ có tình trạng nhiễm trùng và hơn 20% bị hoại tử, đoạn chi.

Một bệnh nhân nữ, 64 tuổi, đã đến Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard thăm khám với tình trạng sưng nề, nóng, đỏ ở bàn chân phải. Bệnh nhân cho biết ban đầu chỉ là một vết nhọt, nghĩ vết thương nhỏ không sao, từ từ lành, nhưng vết nhọt dần lớn hơn, tạo bọc mủ, đau nhức khiến bệnh nhân không ngủ được. Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan, bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm mô tế bào trên nền bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường) cần tiến hành cắt lọc vết thương, điều trị ổn định đường huyết và sau đó sẽ ghép da che khuyết hổng. Việc điều trị kéo dài nhiều tháng.

Loét bàn chân là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường
Loét bàn chân là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường

Trung tâm Điều trị vết thương chuyên sâu Bernard cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam, 53 tuổi, quê ở Trà Vinh, với tình trạng hoại tử ngón 3 bàn chân phải, vết thương rỉ dịch mùi rất hôi, chảy nhiều mủ đục, bàn chân sưng, nóng, đỏ tới tận cổ chân. Bệnh nhân này bị đái tháo đường khoảng 10 năm, tuy nhiên, bệnh nhân điều trị không thường xuyên, vì vậy đường huyết không được kiểm soát, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vết thương nhỏ gây nhiễm trùng nặng.

Bệnh nhân đã được các bác sĩ Bernard cắt lọc vết thương, kết hợp kháng sinh theo kết quả cấy vi khuẩn, tiêm insulin giúp ổn định đường huyết. Sự điều trị phối hợp đa chuyên khoa tại Bernard đã giúp vết thương tiến triển tốt hơn, và điều may mắn nhất là giữ cho bệnh nhân tránh được nguy cơ đoạn chi (cắt cụt chân).

Người bệnh đái tháo đường có vết thương lâu lành thì điều trị ở đâu?

Tại TP.HCM đã có đơn vị chuyên sâu điều trị vết thương lâu lành (khó lành), tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường vết thương bỏng, sẹo – Bernard Wound Care trực thuộc Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard. Đây được xem là đơn vị điều trị vết thương khó lành (mạn tính) đầu tiên trên địa bàn thành phố.

TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM cho biết: Vết thương nói chung, vết thương khó lành (mạn tính) nói riêng là lĩnh vực “ khó nhằn” vì cần đầu tư lớn, phòng điều trị phải vô trùng, trang thiết bị phải hiện đại, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nên rất ít cơ sở y tế đầu tư để điều trị riêng cho căn bệnh này. “Bernard một cơ sở y tế tư nhân nhưng rất tâm huyết, đầu tư bài bản vào lĩnh vực chăm sóc vết thương mà không đặt nặng vấn đề lợi ích kinh tế đây là điều tôi rất nể phục. Hội Y tế Công cộng TP.HCM quyết định đồng hành cùng Bernard để đưa đơn vị chăm sóc vết thương này đến với cộng đồng sâu rộng hơn nữa, chăm sóc cho những người bệnh đang có nhu cầu nhưng không có đủ khả năng về tài chính và điều kiện sức khỏe” – BS. Trường Giang chia sẻ.

Thầy thuốc ưu tú, BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy – Người đã dành hơn 40 năm tận tụy chăm sóc điều trị cho bệnh nhân vết thương, bỏng
Thầy thuốc ưu tú, BS CK2 Trần Đoàn Đạo – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare – Nguyên Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy – Người đã dành hơn 40 năm tận tụy chăm sóc điều trị cho bệnh nhân vết thương, bỏng

Bà Nguyễn Nam Phương, Tổng giám đốc Bernard Healthcare cho biết thêm lý do đầu tư phát triển mảng chăm sóc vết thương là vì Bernard may mắn có Thầy thuốc ưu tú, BS CK2 Trần Đoàn Đạo - người đã dành trọn hơn 4 thập kỷ đã cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân vết thương cùng thế hệ bác sĩ trẻ, học trò bác Đạo, giỏi chuyên môn và tâm huyết với mảng vết thương. “Từ lẽ đó, Bernard Healthcare nhận thấy trách nhiệm và sứ mệnh của mình là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ tốt nhất có thể. Điều này nhằm nối dài cánh tay, cùng với các bác sĩ giúp bệnh nhân bị vết thương không còn loay hoay, bơ vơ để rồi phải chịu hậu quả đáng tiếc! Càng dấn thân, chứng kiến nỗi đau đớn cùng cực về thể xác, sự kiệt quệ tinh thần khi bỗng chốc thành phế nhân đến cảm xúc hạnh phúc vỡ òa như tái sinh lần nữa trong một cơ thể lành lặn, chúng tôi càng thấu cảm và quyết tâm đi hết hành trình nhân văn này”- bà Nam Phương trải lòng.

Vị CEO của Bernard và tập thể bác sĩ chuyên khoa vết thương kỳ vọng, với sự tiếp sức từ Hội Y tế công cộng TP.HCM, Bernard Wound Care sẽ góp phần “giảm đau, chữa lành, hạn chế biến chứng” – là nơi đáng tin cậy để người dân an tâm thăm khám và điều trị, giúp các bệnh nhân vết thương được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến.

Đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa Bernard Healthcare tại lễ ra mắt đơn vị điếu trị chuyên sâu vết thương lâu lành đầu tiên tại TP.HCM
Đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa Bernard Healthcare tại lễ ra mắt đơn vị điếu trị chuyên sâu vết thương lâu lành đầu tiên tại TP.HCM

Được biết, trong thời gian tới, Bernard Wound Care sẽ phối hợp cùng Hội Y tế công cộng TP.HCM thực hiện các chương trình cộng đồng, tầm soát phòng ngừa biến chứng loét ở người tiểu đường; thăm khám và điều trị miễn phí cho các bệnh nhân vết thương khó lành có hoàn cảnh khó khăn.

Lưu ý để phòng ngừa Loét do biến chứng đái tháo đường 

  • Kiểm soát đường huyết tốt
  • Thường xuyên kiểm tra vùng tì đè như lưng, bàn chân, nhất là giữa các kẽ ngón chân, lòng bàn chân
  • Thăm khám chuyên khoa vết thương ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường: bàn chân xuất hiện lỗ đáo; có vết nhọt; vùng da đổi màu; thấy đau nhức hoặc mất cảm giác.

Theo 24h.com.vn

Chia sẻ

Đã copy link
Cảnh báo biến chứng loét ở người đái tháo đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG “đau đến mức... không muốn sống”
Sau 5 tuần điều trị theo mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard. Vết loét nhiễm trùng của cô H. đã dần lành, tránh được nguy cơ cưa cụt chân.
Các yếu tố nguy cơ biến chứng loét chân đái tháo đường
Biến chứng loét bàn chân là một trong những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Để phòng ngừa biến chứng này, việc quan trọng đầu tiên là ta phải biết được các yếu tố nguy cơ của bệnh. Vậy đâu là những yếu tố nguy cơ của loét bàn chân đái tháo đường?
Cảnh báo biến chứng loét ở người đái tháo đường
Có hơn 30% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân. Hơn 50% bệnh nhân sẽ có tình trạng nhiễm trùng và hơn 20% bị hoại tử, đoạn chi.
Người bị đái tháo đường dễ mắc biến chứng nguy hiểm nào?
Có tới một phần ba trong số nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ.
Loét – Một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị điều trị chuyên sâu vết thương khó lành (Bernard Wound Care) tập trung vào loét bàn chân đái tháo đường, vết thương bỏng, sẹo.
Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.