japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
[Bản tin sức khỏe] Cúm mùa là gì? Cách phòng bệnh như thế nào hiệu quả?

[Bản tin sức khỏe] Cúm mùa là gì? Cách phòng bệnh như thế nào hiệu quả?

11/02/2025

Theo Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến 26/1/2025, Nhật Bản đã ghi nhận khoảng 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Đợt bùng phát này chủ yếu do virus cúm A gây ra, tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan từ cúm B.

Tại Việt Nam, thời điểm hiện tại là giai đoạn thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp lây lan, đặc biệt là cúm mùa và cảm lạnh. Đây là hai bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Để chủ động phòng, chống sự lây lan của 2 căn bệnh này, cùng Bernard Healthcare cập nhật thông tin và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống sau đây:

Thông tin về bệnh cúm mùa (Seasonal Flu)

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Trong đó cúm A thường phổ biến hơn, thường lây từ người sang người. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. 

Theo báo cáo, hằng năm có hàng triệu người trên thế giới mắc cúm với khoảng hàng chục nghìn trường hợp tử vong vì biến chứng viêm phổi do cúm.

Thông tin về bệnh cảm lạnh (Common Cold)

Bệnh cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện mệt mỏi, ho, hắt hơi, chảy mũi, chảy nước mắt hoặc ngứa, đau họng, nhức đầu, sốt hiếm khi xuất hiện ở người lớn. Bệnh lây lan thông qua những giọt bắn trong không khí xuất hiện khi ho và hắt xì hơi, tiếp xúc với nước bọt và chạm tay vào các bề mặt nhiễm khuẩn.

Có tới hơn 200 loại vi rút khác nhau có thể là nguyên nhân của tình trạng cảm lạnh thông thường. Trong đó, Rhinovirus là nhóm vi rút gây bệnh phổ biến nhất, ngoài ra một số tác nhân gây bệnh khác có thể kể đến là RSV, parainfluenza (vi rút Á cúm). 

Các triệu chứng của cảm lạnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Người bị cảm lạnh thường khởi bệnh với tính chất nhẹ nhàng và biểu hiện nặng dần lên vào những ngày tiếp theo. Một đợt cảm lạnh có thể khiến cơ thể khá mệt mỏi nhưng không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Phân biệt bệnh cúm mùa và cảm cúm thông thường

Cúm mùa và cảm cúm (thực chất là cảm lạnh thông thường) đều là bệnh lý về đường hô hấp do virus gây ra. Tuy nhiên, hai bệnh này có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng khác nhau. 

Dưới đây là những điểm khác biệt quan trọng:

Phòng bệnh cúm mùa như thế nào hiệu quả?

Để chủ động phòng, chống 2 căn bệnh trên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch
  • Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin trong trái cây hoặc vitamin C, tập thể thao vừa sức mỗi ngày.
  • Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết
  • Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết
  • Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của bác sĩ
  • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến cơ sở y tế để được khám, xử trí

Nên tiêm vắc xin phòng cúm mùa loại nào?

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin cúm được sử dụng để phòng ngừa bệnh cúm mùa, trong đó 4 loại phổ biến là Vaxigrip Tetra (Sanofi - Pháp), GCFlu Quadrivalent (Green Cross - Hàn Quốc), Influvac Tetra (Abbott - Hà Lan) Ivacflu-S (IVAC - Việt Nam)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Bộ Y tế Việt Nam, tất cả các loại vắc xin cúm được cấp phép đều có thể được sử dụng để phòng bệnh, miễn là phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.

ĐĂNG KÝ TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM MÙA TẠI BERNARD HEALTHCARE - MIỄN PHÍ KHÁM, TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

  • Loại vắc xin: INFLUVAC TETRA (Abbott - Hà Lan), phòng 4 chủng cúm mùa (A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria)
  • Đối tượng tiêm chủng: Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn, người có bệnh lý nền
  • Địa chỉ tiêm chủng: Bernard Healthcare - 22 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

Tiêm chủng tại Bernard Healthcare, miễn phí khám và tư vấn tiêm chủng, theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm, cập nhật thông tin đầy đủ trên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Đăng ký tư vấn và đặt lịch tiêm chủng ngay hôm nay qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin tại đây.

Nguồn tham khảo: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) & Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế

Chia sẻ

Đã copy link
[Bản tin sức khỏe] Cúm mùa là gì? Cách phòng bệnh như thế nào hiệu quả?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cúm mùa - Lưu ý gì, phòng ngừa ra sao?
Virus cúm vẫn có thể lây truyền trong 1 tuần sau khi các triệu chứng đã chấm dứt. Đó là nhận định của BS.CK1 Trần Xuân Nguyên - Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bernard Healthcare trong chương trình giao lưu trực tuyến cùng AloBacsi. Để hiểu rõ hơn về cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa cúm hiệu quả, mời bạn đọc AloBacsi theo dõi bài viết dưới đây.
Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch
Hãy cùng kiểm chứng các thông tin phổ biến trên mạng xã hội về suy giãn tĩnh mạch với sự giải đáp, tư vấn Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare.
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là Suy giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý rất thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh đến 30% ở người trưởng thành, trong đó nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới (Theo số liệu nghiên cứu và thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM).
Làm việc theo nhóm trong điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp nên cần được điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành để đạt hiệu quả cao hơn.
Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng kỹ thuật cao sóng cao tần RFA
Kỹ thuật sóng cao tần RFA là một trong những cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch mang lại hiệu quả lên đến 95%, cao hơn rất nhiều so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Thêm một bệnh viện công lập Nhật Bản hợp tác chuyên sâu cùng Bernard Healthcare
Đầu tháng 12/2024, đoàn đại diện cấp cao Bệnh viện Trung ương Kyoto Min-iren (Nhật Bản) đã sang Việt Nam và ký kết hợp tác chuyên sâu "Vì sức khỏe tiêu hóa người Việt" với Bernard Healthcare.