Mặc dù nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi tác, nhưng bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đột quỵ là hiểu rõ các yếu tố nguy cơ và kiểm soát tốt chúng.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ đột quỵ
- Có tiền sử đột quỵ
Nếu bạn đã từng bị đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua (TIA), còn gọi là “đột quỵ nhẹ” thì nguy cơ bị đột quỵ lần nữa sẽ cao hơn. Cụ thể là 12% trong khoảng 30 ngày và 17% trong khoảng 90 ngày (3 tháng) - gấp 4 lần so với tỷ lệ chung của các loại đột quỵ. Do đó, người bệnh không được chủ quan và phải có các phương pháp dự phòng tái phát đột quỵ nhằm giảm nguy cơ tác động.
- Huyết áp cao
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ do thiếu máu não cục bộ hoặc xuất huyết não. Hầu hết những người bị đột quỵ lần đầu được ghi nhận có bệnh sử huyết áp cao[1].
Huyết áp cao thường không có triệu chứng nên bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trong trường hợp đã mắc bệnh trên, hãy tuân thủ các nguyên tắc điều trị bằng thuốc và duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ đột quỵ.

- Mỡ máu tăng cao
Bộ xét nghiệm mỡ máu cơ bản gồm 4 chỉ số Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL. Cholesterol được gan tạo ra đủ cho nhu cầu của cơ thể, nhưng chúng ta thường nhận được nhiều cholesterol hơn từ các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Lượng cholesterol dư thừa có thể tích tụ trong các động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tìm và các vấn đề khác.
Bác sĩ Bernard Healthcare khuyến nghị: Bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, đặc biệt có chỉ số triglyceride tăng cao nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm bộ mỡ máu đầy đủ để theo dõi và đánh giá kịp thời các chỉ số.
- Các bệnh lý về tim
Các rối loạn tim thông thường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chẳng hạn, bệnh động mạch vành làm tăng nguy cơ đột quỵ vì mảng bám tích tụ trong động mạch và chặn dòng máu giàu oxy đến não. Các bệnh lý về tim khác như bệnh tim mạch vành, rung nhĩ, bệnh van tim,... tạo ra cục máu đông có thể vỡ ra và gây đột quỵ.
- Bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ đột quỵ cao, do lượng đường tích tụ trong máu, ngăn cản oxy và chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác, đặc biệt là não. Huyết áp cao cũng phổ biến ở người bệnh đái tháo đường và là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người mắc bệnh này.
- Béo phì
Béo phì được xếp vào nhóm những bệnh mạn tính không lây với nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm đột quỵ. Nghiên cứu xác định, đối với những người có BMI lớn hơn 20, cứ mỗi đơn vị tăng lên sẽ tăng thêm 5% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ[2]. Ngoài ra, béo phì còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ thứ phát gây đột quỵ như huyết áp cao, rối loạn hô hấp khi ngủ, đái tháo đường.

Càng lớn tuổi, bạn càng có nhiều khả năng bị đột quỵ. Nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm kể từ tuổi 55. Mặc dù đột quỵ được xem là bệnh người già nhưng không có nghĩa người trẻ không có nguy cơ. Trên thực tế, cứ 7 ca đột quỵ thì có 1 ca xảy ra ở thanh thiếu niên hoặc người trẻ từ 15 - 49 tuổi.
Những thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo các chuyên gia, đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì người trẻ ngày nay có những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, từ đó hình thành các yếu tố rủi ro gây đột quỵ như béo phì, huyết áp cao, đái tháo đường.
- Chế độ ăn ít rau xanh, nhiều chất béo
Một chế độ ăn ít raqu xanh, nhiều chất béo có thể làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL) dẫn đến tích tụ mảng bám trong thành động mạch, gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng mạch, cản trở máu lưu thông đến não.
Chế độ ăn này cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì - một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng huyết áp. Hơn nữa, các rối loạn chuyển hóa còn có thể hình thành do ăn nhiều chất béo, tăng nguy cơ đột quỵ.
Trong khi đó, rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giảm viêm và điều hòa huyết áp.
- Lười vận động
Ít vận động dẫn đến hầu hết các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ đột quỵ gồm tăng huyết áp do tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu; Béo phì và rối loạn mỡ máu do làm giảm quá trình đốt cháy calo, dẫn đến tích tụ mỡ thừa; Đái tháo đường do làm giảm độ nhạy insulin, tăng đề kháng insulin và nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2.
Khi lười vận động, máu trên cơ thể cũng lưu thông kém hơn, dễ hình thành các cục máu đông (huyết khối). Nếu chúng di chuyển lên não sẽ gây đột quỵ do tắc nghẽn động mạch não.

- Uống nhiều rượu, bia, nước có ga, hút thuốc lá
Uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Nó cũng làm tăng mức triglyceride, một dạng chất béo trong máu có thể làm cứng động mạch.
Trong khi đó, hút thuốc lá, dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá điện tử, đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và hình thành cục máu đông. Đặc biệt, hóa chất trong tinh dầu của thuốc lá điện tử có thể gây viêm mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch.
Theo bác sĩ Bernard, hơn 80% trường hợp đột quỵ có liên quan đến các nguyên nhân / yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể phòng ngừa được.
Do đó, nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên, bạn nên chủ động thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu hoặc tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ và có kế hoạch phòng ngừa, điều trị và theo dõi kịp thời.
Tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ công nghệ cao, mô hình Ningen Dock 70 năm uy tín Nhật Bản tại Bernard Healthcare
- Mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu
Khám lâm sàng bởi đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Nội Tim mạch, Nội thần kinh, Phẫu thuật mạch máu và can thiệp mạch máu thần kinh, Tim mạch can thiệp, Chẩn đoán hình ảnh…
- Kết cấu gói khám TOÀN DIỆN, CHUYÊN SÂU
Siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân; Xét nghiệm chuyên sâu; Thăm dò chức năng; Đánh giá nguy cơ đột quỵ theo thang điểm khuyến nghị của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ...
*** Đặc biệt, chụp MRI não: “Mắt thần” MRI thế hệ mới, phiên bản đầy đủ, tích hợp trí tuệ nhân tạo tại Bernard có tính năng dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não giúp truy tìm “sát thủ thầm lặng” như bệnh lý dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u…
- 100% đọc chéo kết quả MRI, CT bởi Chuyên gia Nhật Bản
Tại Bernard Healthcare, 100% kết quả MRI, CT Scan trong các dịch vụ Ningen Dock, tầm soát ung thư chuyên sâu, tầm soát nguy cơ đột quỵ chuyên sâu được kiểm soát chất lượng theo Quy trình 3 lớp chặt chẽ: Đọc - Kiểm tra chéo - Thảo luận chuyên môn giữa Bernard Healthcare & Bệnh viện ĐH Yamanashi (Nhật Bản).
- Công nghệ y khoa hiện đại, đồng bộ
Dựng hình chuyên sâu giúp tăng cường phát hiện SỚM bất thường, tổn thương… Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án dài hạn giúp dễ dàng so sánh, đánh giá diễn biến sức khỏe qua các lần thăm khám; đặc biệt trong theo dõi tiến triển bệnh.
- Tư vấn can thiệp kịp thời
Trong trường hợp phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (NhậtBản) nhằm chẩn đoán xác định, tư vấn phác đồ điều trị và hỗ trợ điều kiện chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân.
- Theo dõi sức khỏe dài hạn sau thăm khám, điều trị
Tư vấn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây Đột quỵ (Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Xơ vữa động mạch; Rối loạn chuyển hoá); theo dõi nguy cơ Đột quỵ tái phát…
Cùng Bernard Healthcare tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ để nói không với đột quỵ! Liên hệ đặt lịch khám qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo:
