10 câu hỏi giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe phụ khoa
30/05/2025
Phụ nữ hiện đại không chỉ chú trọng ngoại hình mà còn cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bên trong, nhất là sức khỏe phụ khoa. Nhưng thực tế, không phải ai cũng biết bắt đầu từ đâu để bảo vệ và chăm sóc “vùng nhạy cảm” đúng cách. Trong bài viết này, Bernard Healthcare sẽ mang đến 10 câu hỏi quan trọng, giúp bạn tự kiểm tra để chủ động phòng ngừa và chăm sóc tốt hơn cho bản thân!
Phụ khoa gồm những gì?
Phụ khoa là lĩnh vực y học chuyên về cơ quan sinh dục nữ và các vấn đề liên quan, như:
- Âm hộ: Phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ (gồm môi lớn, môi bé, âm vật…).
- Âm đạo: Ống dẫn nối âm hộ với cổ tử cung.
- Cổ tử cung: Phần dưới của tử cung, thông với âm đạo.
- Tử cung: Cơ quan chứa và nuôi dưỡng thai nhi khi mang thai.
- Buồng trứng: Nơi sản xuất trứng và hormone sinh dục nữ.
- Vòi trứng: Ống dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung.
Ngoài ra, phụ khoa còn liên quan đến các vấn đề như kinh nguyệt, vô sinh, viêm nhiễm, u nang, ung thư cổ tử cung,… và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STI).
Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên nên khám định kỳ mỗi 6 - 12 tháng/lần, kể cả khi không có triệu chứng. Đặc biệt quan trọng nếu đã quan hệ tình dục hoặc có các triệu chứng bất thường như khí hư, đau bụng dưới kéo dài,…
Khám phụ khoa có đau không?
Khám phụ khoa không gây đau nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và bạn giữ tâm lý thoải mái. Một số chị em có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc căng tức trong lúc bác sĩ đặt mỏ vịt (dụng cụ hỗ trợ để quan sát âm đạo), nhưng cảm giác này thường chỉ thoáng qua và biến mất ngay khi khám xong.
Khám phụ khoa gồm những gì?
Thông thường, khám phụ khoa sẽ bắt đầu với việc hỏi thăm tiền sử bệnh, chu kỳ kinh nguyệt và khám ngoài vùng bụng dưới, âm hộ. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung và âm đạo. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm để đánh giá kỹ hơn. Tất cả đều nhằm đảm bảo sức khỏe phụ khoa toàn diện cho bạn.
Khi nào nên thực hiện Pap smear và HPV test?
Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên thực hiện Pap smear bắt đầu từ 21 tuổi và lặp lại 3 năm/lần nếu kết quả bình thường. Từ 30 - 65 tuổi, nên kết hợp Pap smear và HPV test (co-testing) mỗi 5 năm/lần hoặc tiếp tục Pap smear riêng mỗi 3 năm. Việc tầm soát định kỳ này giúp phát hiện sớm tế bào bất thường hoặc virus HPV gây ung thư cổ tử cung, từ đó bảo vệ sức khỏe phụ khoa toàn diện.
Bao lâu nên làm lại Pap smear hoặc HPV test?
Tần suất có thể thay đổi tùy theo tiền sử sức khỏe hoặc kết quả trước đó. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và phù hợp nhất với cơ thể của bạn.
Có nhất thiết phải làm siêu âm ngả âm đạo không?
Không phải lúc nào cũng cần làm siêu âm ngả âm đạo. Bác sĩ sẽ chỉ định nếu muốn kiểm tra kỹ hơn các cơ quan sinh sản (tử cung, buồng trứng, vòi trứng), đặc biệt khi nghi ngờ có bất thường. Siêu âm ngả âm đạo giúp hình ảnh rõ hơn so với siêu âm bụng dưới, nhưng không phải quy trình bắt buộc cho mọi lần khám phụ khoa. Bạn có thể trao đổi kỹ với bác sĩ để hiểu rõ hơn về lý do chỉ định và cách thực hiện nhé!
Có thể khám phụ khoa khi đang có kinh không?
Không nên khám phụ khoa trong thời gian có kinh nguyệt vì máu kinh có thể che khuất tầm nhìn của bác sĩ, làm giảm độ chính xác của các xét nghiệm (nhất là Pap smear hoặc HPV test). Ngoài ra, vùng kín cũng nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn trong kỳ kinh. Tốt nhất là đợi sau kỳ kinh (3–5 ngày) để khám phụ khoa cho kết quả chính xác và thoải mái nhất.
Tiêm ngừa HPV có cần khám phụ khoa trước không?
Trước khi tiêm ngừa HPV, không nhất thiết phải khám phụ khoa. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến nghị nên kiểm tra sức khỏe tổng quát, trao đổi kỹ về tiền sử bệnh lý và đảm bảo không có thai. Nếu đã quan hệ tình dục, khám phụ khoa (bao gồm Pap smear và/hoặc HPV test) vẫn được khuyến khích để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, dù không phải là điều kiện bắt buộc để tiêm phòng.
Việc tiêm vắc xin HPV vẫn mang lại hiệu quả bảo vệ, ngay cả khi đã từng nhiễm HPV trước đó. Tuy nhiên, tiêm sớm (trước khi quan hệ) sẽ giúp phòng bệnh tốt nhất.
Chi phí khám phụ khoa tại Bernard là bao nhiêu?
- Khám chuyên sâu: 250.000đ/lần.
- Gói tầm soát ung thư cổ tử cung: 700.000 – 1.500.000đ.
Dịch vụ khác như soi cổ tử cung, xét nghiệm, tiêm ngừa HPV được tư vấn kỹ trước.
Bernard mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ khoa chuyên sâu chuẩn Nhật, không chỉ khám mà còn bao gồm tầm soát ung thư cổ tử cung chuyên sâu như Pap Smear, HPV DNA test, soi cổ tử cung,...
Quá trình khám được thực hiện nhẹ nhàng, khéo léo, bởi bác sĩ nữ trên 20 năm kinh nghiệm. Không gian riêng tư giúp khách hàng yên tâm, không ngại ngùng. Khi phát hiện vấn đề bất thường, Bernard sẽ sắp xếp bác sĩ tư vấn chi tiết, lên kế hoạch điều trị và theo dõi lâu dài nếu cần - hoàn toàn bảo mật và hỗ trợ tận tâm.
Đặt lịch chăm sóc sức khỏe phụ khoa chuyên sâu chuẩn Nhật tại Bernard qua hotline 028 3535 2468 hoặc liên hệ tư vấn TẠI ĐÂY.