japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
5W HIỂU VỀ TIÊM XƠ TĨNH MẠCH

5W HIỂU VỀ TIÊM XƠ TĨNH MẠCH

12/02/2025

Hãy cùng Bernard Healthcare tìm hiểu về 5W tiêm xơ tĩnh mạch!

1. Tiêm xơ tĩnh mạch là gì? (What) 

Tiêm xơ tĩnh mạch là kỹ thuật điều trị hiệu quả, phổ biến, loại bỏ giãn tĩnh mạch mạng nhện, giãn tĩnh mạch lưới có đường kính nhỏ từ 1-3mm. 

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào tĩnh mạch bị giãn, gây xơ hóa thành mạch khiến chúng biến mất hoặc mờ dần theo thời gian. 

2. Ai nên tiêm xơ tĩnh mạch? (Who) 

Phương pháp này phù hợp với những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 1 (C1), nhất là chị em phụ nữ chân nổi gân xanh, tím gây mất thẩm mỹ, có thể kèm triệu chứng nặng mỏi chân gây khó chịu. 

3. Tiêm xơ tĩnh mạch được thực hiện khi nào? (When) 

Bạn có thể đến thăm khám và điều trị tiêm xơ tĩnh mạch bất cứ khi nào có nhu cầu. Tuy nhiên, nên điều trị sớm, dứt điểm tình trạng nổi gân xanh, tím. Vì suy giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn sức khỏe lâu dài. Để càng lâu tĩnh mạch càng suy giãn nặng, có thể biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.

4. Tiêm xơ tĩnh mạch được thực hiện ở đâu? (Where) 

Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm để thực hiện tiêm xơ tĩnh mạch. 

Bernard Healthcare được Sở Y Tế TP.HCM cấp phép cung cấp dịch vụ tiêm xơ tĩnh mạch an toàn, hiệu quả với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp.

5. Tại sao nên tiêm xơ tĩnh mạch? (Why) 

Tiêm xơ tĩnh mạch là một phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn, giúp bạn:  

  • Cải thiện đáng kể tình trạng giãn tĩnh mạch. 
  • Giảm các triệu chứng khó chịu do giãn tĩnh mạch. 
  • Tự tin hơn với đôi chân khỏe mạnh và thẩm mỹ. 

    --------------------------

    TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ CHUYÊN SÂU SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD

    🍃 Chẩn đoán chính xác - Điều trị an toàn, hiệu quả 🍃

    🏥 22 Phan Đình Giót, Q.Tân Bình, TP.HCM

    ☎️ 02873088360

    🌐 http://www.bernard.vn

    🌐https://suygiantinhmach.bernard.vn

Chia sẻ

Đã copy link
5W HIỂU VỀ TIÊM XƠ TĨNH MẠCH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiêm xơ tạo bọt: Tìm hiểu phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tiên tiến, hiện đại
Tiêm xơ tạo bọt là một trong các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, an toàn và ít xâm lấn, được giới chuyên môn y khoa đánh giá cao và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là Suy giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý rất thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh đến 30% ở người trưởng thành, trong đó nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới (Theo số liệu nghiên cứu và thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM).
Vết thương lâu lành là bao lâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyến cáo cần chú ý các vết thương lâu lành hoặc có dấu hiệu bất thường. Vậy vết thương kéo dài bao lâu được xem là lâu lành và các dấu hiệu nhận biết vết thương lâu lành?
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Hiểu rõ về Sarcoma: Ung thư "hiếm gặp" nhưng nguy hiểm
Sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể phát triển ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm xương, mạch máu, dây thần kinh, cơ bắp, mô mỡ, dây chằng và các mô xung quanh khớp. Do tính hiếm gặp, nhận thức về sarcoma còn hạn chế, dẫn đến nhiều thách thức trong việc phát hiện và điều trị sớm.
Vết thương lâu lành có phải do “da thịt độc”?
"Thưa bác sĩ, mỗi lần tôi có vết trầy, vết xước nhỏ, hay đứt tay thì rất lâu lành. Mọi người nói là vì do làn da tôi "dữ" hay “độc”. Vậy điều này có đúng không?"
Vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, xưa giờ tôi có thói quen hay đi làm móng tay, móng chân, nhưng đợt rồi ở móng chân cái xuất hiện vết thương mãi không lành, sưng tấy, vùng da quanh vết thương nhô lên, không biết vết thương lâu lành quanh móng có nguy hiểm không và chăm sóc ra sao vậy bác sĩ?
Vết thương nhỏ hóa nhiễm trùng có phải do đắp lá cây?
Bác sĩ ơi, đợt rồi tôi bị đứt tay, nhưng lúc đó nhà đang không có sẵn các thuốc sát trùng nên tôi đã đắp thuốc lá lên vết thương để cầm máu. Nhưng hôm sau, vết thương bị chảy dịch mủ có mùi hôi. Tình trạng này có phải do đắp thuốc lá gây ra không và tôi nên làm gì để vết thương nhanh lành?