japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủUng thư
Phát hiện cùng lúc hai di chứng nghiêm trọng do không tuân thủ chỉ định tái khám sau điều trị lao

Phát hiện cùng lúc hai di chứng nghiêm trọng do không tuân thủ chỉ định tái khám sau điều trị lao

16/08/2024

Không tuân thủ lịch trình thăm khám định kỳ sau điều trị lao phổi, bệnh nhân T.V.H. (nam, 54 tuổi) phát hiện đồng thời hai bệnh lý nghiêm trọng ở phổi khi kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Bernard Healthcare.

1. Thông tin ca bệnh

Gần đây, Bernard Healthcare tiếp nhận khám sức khỏe định kỳ cho khách hàng T.V.H. (nam, 54 tuổi). Trước khi đến khám, anh H. có biểu hiện uể oải kèm triệu chứng ho kéo dài và khó thở nhẹ, dai dẳng ngay cả khi không gắng sức.  

Qua khai thác bệnh sử trước đó, nam khách hàng từng phát hiện mắc lao phổi cách đây 1 năm và đã được điều trị theo phác đồ 6 tháng, kèm chỉ định tái khám tại chuyên khoa sâu về hô hấp. Tuy nhiên vì chủ quan, anh H. đã không thực hiện tái khám theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, anh H. còn có thói quen hút thuốc lá kéo dài hơn 10 năm nay. 

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ nghe thấy có ít ran rít ở hai phế trường. Ngoài ra, hình ảnh phế trường trên X-quang ngực thẳng cũng ghi nhận có biểu hiện xẹp vùng phổi đỉnh bên phải, kèm xẹp rải rác 2 phổi. Nghiêm trọng hơn, các bác sĩ phát hiện tình trạng khí phế thũng ở 2 đáy phổi. 

Với các di chứng ở phổi nêu trên, Bác sĩ Bernard nghĩ nhiều do lao phổi tái phát và trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá lâu năm. 

Ảnh chụp X-quang phổi cho thấy: Xẹp phổi vùng đỉnh phổi (P),
kèm vài dải xơ xẹp rải rác 2 phổi và khí phế thủng 2 đáy phổi 

Ngay khi kết thúc kiểm tra sức khỏe tổng quát, bệnh nhân được giới thiệu đến bệnh viện chuyên khoa về hô hấp (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) để được theo dõi và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được các Bác sĩ Bernard hướng dẫn kỹ lưỡng về tuân thủ điều trị và tái khám, kế hoạch chăm sóc sức khỏe và lời khuyên thích hợp để cai thuốc lá hiệu quả. Bác sĩ Bernard cam kết đồng hành xuyên suốt cùng bệnh nhân sau khi kết thuốc điều trị. 

2. Khí phế thũng là gì? Lao phổi là gì? Mối liên hệ giữa khí phế thũng và lao phổi 

Khí phế thũng là tình trạng liên quan đến đường hô hấp dưới, gây ra bởi sự mất chức năng của các túi phế nang và các tiểu phế quản do căng giãn quá mức hoặc bị phá hủy do quá trình viêm mạn tính của các thành phần ở đường hô hấp dưới, dẫn đến hạn chế khả năng hô hấp. 

Khí phế thũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý viêm mạn tính ở phổi vì tiếp xúc hóa chất hoặc vi sinh vật gây hại, cấu trúc lồng ngực bẩm sinh dị dạng bất thường hay do bệnh lý di truyền.  

Lao phổi là bệnh lý nghiêm trọng, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra và chiếm đến 85% số ca mắc lao hiện nay. Lao phổi có thể lây lan rộng rãi trong cộng đồng theo nhiều đường khác nhau. Trong đó, hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để bệnh lao phổi truyền từ người này sang người khác. 

Bệnh lao phổi có thể là một trong những nguyên nhân gây ra khí phế thũng 

Đối với trường hợp của bệnh nhân, bên cạnh nguyên nhân do hút thuốc lá lâu năm, khí phế thũng cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng lao phổi tái phát và kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, khí phế thũng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng như: suy hô hấp, tâm phế mạn tính, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi,… Do đó, phát hiện sớm và điều trị tích cực là rất quan trọng trong kiểm soát khí phế thũng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.  

3. 4 nguyên tắc điều trị lao phổi cần tuân thủ để phòng ngừa tái phát hoặc tiến triển nặng

Điều trị lao phổi là một quá trình lâu dài. Trong đó, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ 4 nguyên tắc: Phối hợp các thuốc chống lao; Dùng thuốc đúng liều; Dùng thuốc đều đặn; Dùng thuốc đủ thời gian.  

Nếu việc điều trị lao không được tuân thủ, không chỉ tạo điều kiện để bệnh lao tái phát hoặc phát triển thành thể lao kháng thuốc, mắc thể lao nặng và khó chữa hơn, mà còn có thể dẫn đến những di chứng nguy hiểm ở phổi, tăng tỷ lệ tử vong. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân lao phổi cũng cần tái khám định kỳ để kiểm tra về tình trạng lao phổi và nguy cơ tái phát sau khi đã kết thúc liệu trình điều trị. 

Hiện nay, chụp X-quang phổi là phương pháp sàng lọc lao phổi được sử dụng rộng rãi nhờ độ nhạy cao. Tất cả người bệnh khi có triệu chứng hô hấp (ho kéo dài trên 2 tuần, khạc đờm, khạc ra máu, khó thở, sốt về chiều,…) đều nên chụp X-quang ngực sàng lọc lao phổi. 

Ưu điểm vượt trội của chụp X-quang phổi là nhanh chóng, đơn giản và ít xâm lấn. Phương pháp này giúp bác sĩ hình ảnh hóa rõ nét tình trạng phổi, phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng lao, các khối u hoặc các bất thường khác. Ngoài ra, X-quang phổi còn hỗ trợ chẩn đoán và loại trừ nhiều bệnh lý đường hô hấp khác như viêm phổi, khí phế thũng, tràn dịch màng phổi... 

Người bệnh chụp X-quang phổi tại Bernard Healthcare 

Ngoài ra, Bernard Healthcare còn có trung tâm chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất của GE Healthcare với hệ thống “mắt thần” MRI toàn thân, phiên bản đầy đủ, thế hệ mới nhất của hãng GE Healthcare (Mỹ) tích hợp trí tuệ nhân tạo, hệ thống CT Scan - “Tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi,... giúp tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, tổn thương tiền ung thư, ung thư, đặc biệt giai đoạn sớm. 

Đặt lịch tư vấn tầm soát sức khỏe chuyên sâu tại Bernard Healthcare qua hotline (028) 3535 2468 hoặc điền thông tin nhận tư vấn TẠI ĐÂY. 

TẦM SOÁT CHUYÊN SÂU UNG THƯ BẰNG CÔNG NGHỆ CAO, MÔ HÌNH NINGEN DOCK 70 NĂM NHẬT BẢN TẠI BERNARD HEALTHCARE 

  1. Giúp phát hiện SỚM: Tổn thương - Tiền ung thư - Ung thư, đặc biệt giai đoạn sớm (ung thư tại chỗ).
  2. Đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm.
  3. Quy trình các trạm chặt chẽ; kết cấu gói khám toàn diện: đầy đủ xét nghiệm; nội soi, thăm dò chức năng… Đặc biệt chẩn đoán hình ảnh với hệ thống “mắt thần” MRI toàn thân  tích hợp trí tuệ nhân tạo; CT Scan; siêu âm… giúp hạn chế bỏ sót sang thương, tổn thương.
  4. Công nghệ y khoa hiện đại, đồng bộ: dựng hình chuyên sâu giúp tăng cường phát hiện SỚM bất thường, tổn thương, tiền ung thư… Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án dài hạn giúp dễ dàng so sánh, đánh giá diễn biến sức khỏe qua các lần thăm khám; đặc biệt trong theo dõi tiến triển bệnh.
  5. Kiểm tra chéo kết quả MRI, CT scan và giám sát chất lượng nghiêm ngặt, trực tiếp bởi Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật).
  6. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (Nhật Bản). Sẵn sàng đồng hành cùng bệnh nhân và gia đình, đặc biệt các bệnh lý ung thư tại các bệnh viện đầu ngành Nhật Bản.

Chia sẻ

Đã copy link
Phát hiện cùng lúc hai di chứng nghiêm trọng do không tuân thủ chỉ định tái khám sau điều trị lao

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó: Hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp, khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Đặc biệt không có ngưỡng an toàn nào trong việc sử dụng thuốc lá.
Tại sao nên tầm soát ung thư phổi dù đã ngừng hút thuốc lâu năm?
Nguy cơ ung thư phổi giảm đáng kể trong 5 năm kể từ khi bỏ thuốc, ngay cả với những người từng nghiện thuốc nặng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khả năng mắc ung thư phổi đã triệt tiêu hoàn toàn.
Những thói quen đơn giản giúp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư phổi
Phát hiện sớm ung thư phổi bằng cách thực hiện tầm soát ung thư phổi định kỳ sẽ giúp tăng cơ hội điều trị thành công và giảm tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, việc tầm soát phát hiện sớm cũng giúp giảm chi phí so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.
Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến cáo giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.
Tầm soát ung thư phổi chuyên sâu giúp phát hiện bệnh kịp thời
Ung thư phổi là một mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, gây ra số lượng tử vong lớn trên toàn cầu. Việc tầm soát là rất quan trọng để phát hiện bệnh kịp thời, nâng cao tỷ lệ sống còn sau 5 năm.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dễ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,8 triệu người chết vì ung thư phổi, chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong do ung thư.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi bằng cách nào?
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao, do bệnh không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Phát hiện ung thư giáp di căn hạch cổ qua thăm khám tại Bernard Healthcare, dù cơ thể không có triệu chứng bất thường
Một nam khách hàng 30 tuổi, ban đầu không có triệu chứng, đã được chẩn đoán ung thư tuyến giáp dạng nhú xơ hóa ở giai đoạn di căn hạch cổ sau khi khám sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare.