japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủTin Tổng Hợp
Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh ung thư phổi

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh ung thư phổi

25/07/2024

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dễ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,8 triệu người chết vì ung thư phổi, chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong do ung thư.

Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được bằng những thói quen đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ đi sâu vào các nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi và những biện pháp phòng bệnh ung thư phổi hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ung thư phổi

1.1 Thuốc lá - Nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen xấu mà còn được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư phổi (khoảng 90% trường hợp ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến hút thuốc lá). Khi hút thuốc, người hút không chỉ tiếp xúc với nicotine mà còn hít phải hàng loạt các chất độc hại khác.

Khói thuốc lá chứa hơn 7,000 hóa chất, trong đó có ít nhất 250 loại được biết là có hại và hơn 69 loại có thể gây ung thư. Trong số đó, có chì - một kim loại nặng độc hại; asen - sử dụng trong thuốc trừ sâu; cadmium - phổ biến trong pin; isoprene - dùng để sản xuất cao su tổng hợp; và benzen - phụ gia thường có trong xăng dầu.

Những chất này có thể gây tổn thương tế bào phổi, thay đổi cấu trúc DNA và khuyết động quá trình phát triển tế bào ung thư. Khói thuốc lá còn gây tổn thương cơ quan hô hấp bằng cách phá hủy các lông mao, những cấu trúc giống như sợi tóc giúp loại bỏ chất độc, gây ung thư, virus và vi khuẩn ra khỏi đường thở. Khi những lông mao này bị hư hại, không còn bảo vệ được phổi khỏi các tác nhân gây hại, dẫn đến nguy cơ cao của nhiễm trùng và ung thư phổi.

Ngoài ra, khói từ xì gà cũng chứa lượng lớn nitrosamine gây ung thư mạnh mẽ. Khói thuốc từ xì gà khác biệt so với khói thuốc lá thông thường vì một số lý do:

  • Thứ nhất, quá trình sản xuất xì gà đòi hỏi thời gian lên men dài, trong đó tạo ra nồng độ cao của nitrosamines đặc hiệu thuốc lá (TSNAs) – một trong những hợp chất gây ung thư.
  • Thứ hai, bao bì xì gà không xốp như bao thuốc lá, khiến quá trình cháy của xì gà kéo dài hơn.

Hai yếu tố này dẫn đến nồng độ một số hóa chất độc hại trong khói xì gà cao hơn so với thuốc lá.

Theo CDC, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, và hút thuốc thụ động (những người không hút thuốc nhưng sống hoặc làm việc gần người hút thuốc có thể hít phải khói thuốc) cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng từ 20% đến 30%.

Thuốc lá điện tử, mặc dù được cho là ít hại hơn, nhưng vẫn chứa nicotine và các chất phụ gia có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu về thuốc lá điện tử đang tiếp diễn, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng chúng không an toàn đối với lá phổi.

Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động, để phòng ngừa ung thư phổi.

>>> Xem thêm: Tại sao nên tầm soát ung thư phổi dù đã ngừng hút thuốc lâu năm?

1.2 Các nguyên nhân khác gây ung thư phổi

Ngoài hút thuốc lá, các yếu tố nghề nghiệp và môi trường cũng góp phần gây ung thư phổi. Tiếp xúc với chất độc hại như amiăng và radon là những nguyên nhân hàng đầu. Amiăng (từng được dùng trong xây dựng) có thể gây ung thư phổi nhiều năm sau khi tiếp xúc, dù hiện nay đã bị cấm. Radon (khí phóng xạ tự nhiên) là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi sau thuốc lá và có thể thẩm thấu vào nhà qua các vết nứt.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt từ khí diesel, cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở các khu vực đô thị ô nhiễm cao. Các chất khác như uranium, asen, benzen cũng góp phần tăng nguy cơ, đặc biệt trong ngành khai thác mỏ và hóa chất. Tiếp xúc với amiăng có thể dẫn đến ung thư u trung biểu mô nhiều năm sau.

Bên cạnh các yếu tố môi trường và lối sống, gen cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh có thể cao hơn.

2. Phòng ngừa ung thư phổi từ những thói quen nhỏ mỗi ngày

Với tỷ lệ tử vong cao do khó phát hiện ở giai đoạn đầu, việc phòng tránh căn bệnh ung thư phổi là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng bệnh ung thư phổi từ sớm mà bạn có thể áp dụng.

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc là hai cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đối với người đã hút thuốc, hãy bỏ càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ ung thư phổi. Có nhiều phương pháp để bỏ thuốc lá như liệu pháp thay thế nicotine (miếng dán, kẹo cao su, viên ngậm) và thuốc cai nghiện nicotine theo đơn.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường làm việc như amiăng và benzen. Cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động để giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại này. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều máy lọc không khí giúp làm sạch bầu không khí trong nhà, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe và phát triển cơ thể. Đối với phổi, ăn uống cân bằng, giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng hô hấp. Một chế độ ăn lành mạnh gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thực vật và động vật, hạn chế chất béo không lành mạnh, đường, muối và rượu bia, sẽ duy trì sức khỏe toàn diện.
  • Rèn luyện thể chất là quan trọng để duy trì sức khỏe và tăng cường chức năng phổi. Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy, bơi lội, đạp xe tăng cường cơ bắp và sức đề kháng của phổi, giảm nguy cơ bệnh hô hấp. Nên tập thể dục cường độ vừa phải đến cao, ít nhất 150 phút mỗi tuần, chia thành các buổi từ 30-60 phút. Kết hợp bài tập tim mạch và sức đề kháng sẽ mang lại lợi ích toàn diện. Các bài tập hít thở sâu như yoga hoặc thiền tăng cường cơ hô hấp và kiểm soát hơi thở. Bắt đầu nhẹ nhàng và tăng dần cường độ để tránh chấn thương.
  • Ngoài các phương pháp phòng ngừa trên, việc thực hiện tầm soát ung thư định kỳ cũng rất quan trọng để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm ung thư phổi. USPSTF khuyến cáo chụp CT liều thấp hàng năm cho nhóm có nguy cơ cao để phát hiện ung thư phổi sớm, khi còn có thể điều trị hiệu quả.

>>> Xem thêm chi tiết: Những thói quen đơn giản giúp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư phổi

3. Tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare

Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư chuyên sâu công nghệ cao theo mô hình Nhật Bản, giúp phát hiện sớm ung thư phổi. Tìm hiểu gói tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare sau đây.

  • Bước 1: Khám lâm sàng

Quý khách hàng khi đến với chúng tôi sẽ được trải qua một quy trình thăm khám bài bản và khoa học. Đầu tiên, các bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm lâm sàng, từng công tác tại những bệnh viện hàng đầu phía Nam, sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh sử và các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của khách hàng.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà khuyến cáo mỗi người cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe trước ung thư phổi
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà khuyến cáo mỗi người cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe trước ung thư phổi

Quá trình này bao gồm việc đánh giá các triệu chứng hiện tại như ho, khó thở, đau ngực, ho ra máu, khàn tiếng, sụt cân, và mệt mỏi, cũng như xem xét tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến phổi, tim mạch và các bệnh ác tính khác.

Để đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng, các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiăng và radon được xem xét. Khám lâm sàng bao gồm kiểm tra hô hấp để phát hiện các dấu hiệu không bình thường như tiếng rale, tiếng cọ màng phổi, hoặc giảm âm thanh thở ở một số vùng của phổi. Khám toàn thân giúp phát hiện sự sụt cân không bình thường, các dấu hiệu của bệnh di căn như phù nề, hạch to, đau xương, hoặc tổn thương da. Kiểm tra tim mạch và bụng được thực hiện để đánh giá tiếng thổi tim, rối loạn nhịp, huyết áp và sự hiện diện của các khối u lạ, gan to hoặc lách to.

  • Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm

Để phát hiện sớm ung thư phổi, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan.

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser;
  • Đo đường huyết (khi đói);
  • Urea, đo Creatinine và đo eGFR (Độ lọc cầu thận);
  • Xét nghiệm SGPT và SGOT;
  • CYFRA 21-1;
  • ProGRP;
  • Đo chức năng hô hấp.

Mỗi xét nghiệm này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi, giúp các bác sĩ xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

  • Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh bằng công nghệ cao

3.1 Siêu âm bụng

Siêu âm bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau đớn cho bệnh và không sử dụng tia X. Bernard sử dụng hệ thống máy siêu âm hiện đại có độ phân giải cao của GE Healthcare (Mỹ), hỗ trợ hiệu quả cho bác sĩ có thể phát hiện các khối u có kích thước nhỏ hơn (so với chụp X-quang phổi). Tuy nhiên khuyết điểm của phương pháp này là không phân biệt được giữa các khối u lành tính và ác tính. Siêu âm bụng được chỉ định khi cần kiểm tra xem ung thư có di căn đến gan hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng hay không.

3.2 Chụp CT scan liều thấp - Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi

CT scan là công nghệ “chụp cắt lớp điện toán” sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể. Phương pháp này, đặc biệt là CT scan liều thấp (LDCT), cho phép phát hiện tổn thương nhỏ và nhanh chóng khảo sát các hệ thống cơ quan. LDCT đã được chứng minh hiệu quả trong giảm 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi so với chụp X quang phổi. Ngoài ra, CT scan còn hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư vùng bụng chậu, bao gồm gan, tụy, đường mật và buồng trứng, thông qua việc tạo hình khí phế quản và nội soi đại trực tràng ảo. Đây là một tiến bộ quan trọng trong y tế chẩn đoán hiện đại.

Bernard Healthcare sử dụng máy chụp CT scan Revolution của GE Healthcare (Mỹ) hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Quá trình chụp CT sử dụng công nghệ liều thấp, nhẹ nhàng và nhanh chóng, thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Không cần tiêm thuốc cản quang trong quá trình này, đem lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

CT scan - Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi
CT scan - Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi
  • Bước 4: Tư vấn chi tiết sau khám

Trong trường hợp khách hàng khỏe mạnh và nguy cơ thấp, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi định kỳ, lưu ý và kiểm tra.

Khi phát hiện các biểu hiện bất thường, Bernard sẽ chuyển kết quả chẩn đoán hình ảnh đến Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản) để các chuyên gia đọc chéo kết quả. Nếu phát hiện bệnh, chúng tôi sẽ kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa, cung cấp tư vấn điều trị và tiếp tục theo dõi chuyên sâu sau khi điều trị.

Bernard liên kết chuyên môn với Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả chẩn đoán hình ảnh
Bernard liên kết chuyên môn với Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả chẩn đoán hình ảnh

Ngoài ra, Bernard cũng hỗ trợ liên kết với các bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môn và bệnh viện hàng đầu để thực hiện tư vấn trực tiếp điều trị, bao gồm cả phẫu thuật khi cần thiết, đặc biệt có thể sắp xếp điều trị tại Nhật Bản nếu khách hàng có yêu cầu.

Tóm lại, việc thực hiện lối sống lành mạnh để phòng bệnh ung thư phổi thôi là chưa đủ, bên cạnh đó kết hợp cùng việc thực hiện tầm soát chuyên sâu với bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc tiên tiến công nghệ hiện đại và mô hình Nhật Bản tại Bernard Healthcare sẽ là chìa khoá giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn ở giai đoạn sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả.

Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các loại ung thư khác nhau. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.

Chia sẻ

Đã copy link
Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh ung thư phổi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) giúp tầm soát sớm ung thư phổi
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, tỷ lệ sống qua 5 năm trung bình ở những bệnh nhân ung thư phổi là 18,6%. Một trong những lý do dẫn tới kết quả này là việc chẩn đoán muộn, khi bệnh đã tiến triển khiến việc điều trị khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn.
Tại sao nên tầm soát ung thư phổi dù đã ngừng hút thuốc lâu năm?
Nguy cơ ung thư phổi giảm đáng kể trong 5 năm kể từ khi bỏ thuốc, ngay cả với những người từng nghiện thuốc nặng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khả năng mắc ung thư phổi đã triệt tiêu hoàn toàn.
Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến cáo giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dễ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,8 triệu người chết vì ung thư phổi, chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong do ung thư.
Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ cao và đội ngũ y tế và mô hình Nhật Bản.
Phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư
Với chủ đề “Nâng cao chất lượng điều trị ung thư thông qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành”, vừa qua hội thảo V-TOP (Vietnam Team Oncology Program) 2024 đã diễn ra thành công.
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là Suy giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý rất thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh đến 30% ở người trưởng thành, trong đó nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới (Theo số liệu nghiên cứu và thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM).
Nguyên nhân gây ung thư là gì? Những phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, ước tính có 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và 10 triệu ca tử vong trên thế giới, tăng so với 18,1 triệu ca mắc mới và 9,6 triệu ca tử vong vào năm 2018.