Ung thư phổi là một mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, gây ra số lượng tử vong lớn trên toàn cầu. Việc tầm soát là rất quan trọng để phát hiện bệnh kịp thời, nâng cao tỷ lệ sống còn sau 5 năm.
Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế - IARC, ung thư phổi là loại ung thư xảy ra phổ biến nhất trên toàn thế giới với 2,5 triệu ca mắc mới, chiếm 12,4% tổng số ca mắc mới. Theo GLOBOCAN 2022, mỗi năm có hơn 24.000 ca mới mắc và trên 22.000 tử vong do Ung thư phổi tại Việt Nam.
1. Các nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi
1.1 Hút thuốc lá
Theo nghiên cứu, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Theo CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, có khoảng 80-90% số ca tử vong do ung thư phổi có liên quan đến việc hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc hoặc tử vong vì ung thư phổi cao hơn gấp từ 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc.
Theo IARC, có hơn 7000 hợp chất hóa học với khoảng 200 hợp chất độc hại , trong đó có ít nhất 69 hóa chất gây ung thư với 11 hóa chất xếp nhóm 1 (hóa chất được chứng mình chắc chắn gây ung thư). Khi hít vào phổi, những chất này sẽ tạo ra các biến đổi trong mô phổi. Theo thời gian, tế bào phổi sẽ bị rối loạn quá trình phát triển hoặc bị viêm mạn tính dẫn đến quá trình tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển thành ung thư. Các loại khói thuốc khác như hút thuốc lào và xì gà cũng đều làm tăng nguy cơ ung thư phổi như hút thuốc lá.
Hút thuốc lá thụ động: Phơi nhiễm với khói thuốc lá trong 1 giờ tương đương hút 10 điếu thuốc 1 ngày. Vì vậy, những người không hút thuốc nhưng sống cùng với người hút thuốc và hít phải khói thuốc lá thì cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như chính người hút, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.
1.2 Di truyền
Một số người có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao do gen di truyền từ cha mẹ có khả năng gây nên ung thư phổi, ngay cả khi họ không hút thuốc lá hoặc cơ thể bị giảm khả năng trong việc phân hủy hoặc loại bỏ một số hóa chất gây ung thư, do đó, họ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Ngoài ra, một số người khác có thể mang các đột biến di truyền kích hoạt các gen ung thư hoặc tắt biểu hiện của các gene sửa lỗi, dẫn đến tăng nguy cơ ung thư.
1.3 Đột biến gen
Nguyên nhân gây ra ung thư phổi thường phụ thuộc vào sự kết hợp giữa di truyền và yếu tố môi trường. Các đột biến gen này thường phát sinh từ tiếp xúc hoặc hít phải các chất độc hại trong môi trường, như các hợp chất gây ung thư có trong khói thuốc lá, amiăng và do phơi nhiễm với chất phóng xạ, xạ trị. Tuy nhiên, cũng có một số đột biến gen xảy ra tự nhiên bên trong tế bào mà không phụ thuộc vào tác động từ bên ngoài.
Ung thư phổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó bên cạnh việc xây dựng một lối sống lành mạnh và tránh xa các tác nhân có hại, chúng ta cũng cần thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế và tầm soát ung thư phổi theo khuyến cáo. Khi các tế bào ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn 65 – 95% tỷ lệ sống trên 5 năm, gia tăng tỷ lệ sống trên 5 năm.
2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ung thư phổi
Hơn ¼ số trường hợp ung thư phổi không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi chụp ngực vì một lý do khác. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể là kết quả của sự tiến triển của khối u tại chỗ, lan tại vùng, hoặc các di căn xa.
2.1. Ho kéo dài
Ho không phải là một triệu chứng cụ thể của bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn bị ho hoặc sụt cân thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thăm bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.
2.2 Khó thở
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cảm giác khó thở có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi. Mặc dù thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nhưng khó thở cũng có thể là kết quả của một khối u tại chỗ gây khó thở do tắc nghẽn đường thở, xẹp phổi sau tắc nghẽn hoặc viêm phổi và tổn thương nhu mô do sự lan rộng của hạch bạch huyết; hoặc khó thở do tràn dịch màng phổi phát triển, khó thở và hạ oxy máu do liệt cơ hoành vì thương tổn dây thần kinh cơ hoành. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào về khó thở mà không thể giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám.
2.3 Ho ra máu
Một số bệnh nhân ung thư phổi sẽ có biểu hiện ho ra máu nếu khối u ở gần phế quản. Nếu bị ho ra máu hoặc có đờm màu nâu đỏ mà không rõ lý do, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở thì nên đi gặp bác sĩ ngay.
2.4 Đau ngực
Ung thư phổi có thể gây đau ngực do nhiều nguyên nhân: khối u lớn chèn ép, ung thư di căn xương hoặc có thể gây đau ngực kiểu màng phổi. Đau ngực do ung thư phổi thường nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.
Bên cạnh đó, đau ngực có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy hãy đi khám nếu bạn cảm thấy khó chịu ởkhu vực này. Nếu bạn gặp thêm các triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Hầu hết các loại ung thư, bao gồm cả ung thư phổi thường diễn tiến âm thầm hoặc có các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt như trên thì có thể ung thư phổi đã tiến triển đến giai đoạn muộn, làm giảm khả năng điều trị bệnh. Tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh sớm là cách phòng tránh bệnh tốt nhất.
3. Đối tượng nguy cơ nên tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt có liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá và một số yếu tố nguy cơ khác. Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến nghị những người sau đây nên thực hiện tầm soát hàng năm bằng phương pháp chụp cắt lớp điện toán thấp liều (LDCT):
- Người lớn tuổi đang hoặc đã từng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư phổi. Với đối tượng người trong độ tuổi 50-80 và đã hút thuốc trong nhiều năm thì tỉ lệ mắc ung thư phổi càng cao.
- Những người đã hút thuốc trong nhiều năm: Những người nghiện thuốc lá nặng, đặc biệt là sử dụng trong một khoảng thời gian dài là nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần thực hiện tầm soát ung thư phổi. Những người có tiền sử hút thuốc từ 20 bao/năm trở lên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh Hà, mỗi người cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe trước ung thư phổi
- Những người từng hút thuốc nhưng đã bỏ: Dù đã từng hút thuốc và bỏ trong vòng 15 năm trở lại đây, nhưng những người thuộc nhóm đối tượng này vẫn có nguy cơ cao hơn so với những người không hút thuốc.
- Người có tiền sử ung thư phổi: Có thành viên trong gia đình hoặc bản thân người bệnh cũng đã từng mắc ung thư phổi sẽ làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này khá cao.
- Các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh ung thư phổi: Ngoài khói thuốc lá, có nhiều yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, bao gồm tiếp xúc với hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, tiền sử bệnh khác liên quan đến hệ hô hấp…
>>> Tìm hiểu thêm: Những thói quen đơn giản giúp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư phổi
4. Một số phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư phổi
4.1 Các phương pháp kiểm tra tầm soát ung thư
Một số phương pháp tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện bệnh sớm:
- Chụp x-quang phổi thường quy
X-quang phổi thường quy là phương pháp đơn giản, rẻ và dễ thực hiện, có thể phát hiện các tổn thương đủ lớn tại phổi, nhất là các khối có kích thước lớn hơn 2 cm. Tuy nhiên, khối u nhỏ hơn có thể khó phát hiện và đôi khi cần các phương pháp hình ảnh khác như CT scan để phát hiện chính xác hơn. Trên cơ sở đó áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu hơn giúp xác định bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp
Chụp cắt lớp (CT Scan), liều thấp là một tiến bộ lớn của lĩnh vực sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi, được coi là “tiêu chuẩn vàng" trong tầm soát ung thư phổi. Phương pháp này với phần mềm vi tính hỗ trợ diễn giải hình ảnh chụp rõ nét để chẩn đoán ung thư chính xác hơn.
Theo Bộ Y Tế, các dữ liệu nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng việc sàng lọc ung thư phổi bằng cách chụp cắt lớp hàng năm với liều xạ thấp tăng 20% số trường hợp phát hiện so với chụp X-quang thông thường. Vì vậy, nhiều khuyến nghị hiện nay ủng hộ việc thực hiện chụp cắt lớp vi tính ngực với liều xạ thấp hàng năm như một phương pháp tốt để tầm soát và phát hiện ung thư phổi sớm.
- Nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang (FLB)
Phương pháp này cho phép phát hiện các tổn thương niêm mạc phế quản ở giai đoạn đầu và thực hiện sinh thiết để xác định tính chất của tế bào. Đặc biệt, nó rất hữu ích trong việc phát hiện các trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ (carcinoma in situ) và các tổn thương loạn sản khó xác định bằng phương pháp nội soi phế quản ánh sáng trắng thông thường. Đây là phương pháp xâm lấn, và chỉ có một số nơi mới thực hiện, không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để tầm soát ung thư phổi trong cộng đồng.
- Nội soi phế quản sử dụng nguồn sang NBI
Đây là kỹ thuật mới được áp dụng trong kỹ thuật nội soi phế quản. NBI tăng cường khả năng hiển thị mao mạch (mạch máu nhỏ) và các cấu trúc khác trên bề mặt niêm mạc. Dựa vào hình ảnh thu được người làm nội soi có thể nhận biết được vùng nghi ngờ tổn thương và quyết định sinh thiết niêm mạc tại chỗ nghi ngờ để làm xét nghiệm mô bệnh học, từ đó giúp chẩn đoán xác định tổn thương đó có phải ung thư hay không ngay từ rất sớm. Giống với Nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang, đây là phương pháp xâm lấn, và chỉ có một số nơi mới thực hiện, không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để tầm soát ung thư phổi trong cộng đồng.
5. Quy trình tầm soát ung thư phổi tại Bernard Healthcare
Bernard Healthcare đi theo mô hình y học dự phòng với sự kết hợp giữa đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện hàng đầu ở TPHCM và trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, trung tâm sở hữu các thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy MRI 1.5 Tesla, máy nội soi sử dụng công nghệ AI, và máy chụp CT scan đa lát cắt…
Quy trình sàng lọc ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Khám lâm sàng với bác sĩ
Bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát, nội hô hấp, ngoại lồng ngực giàu kinh nghiệm tại Bernard Healthcare.
- Bước 2: Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ đánh giá các chỉ số liên quan đến khối u trong phổi, cung cấp thông tin về nguy cơ mắc ung thư phổi. Tại Bernard Healthcare, bệnh nhân sẽ được thực hiện hàng loạt các xét nghiệm máu, nước tiểu, và dịch tiết chuyên sâu như huyết học, đông máu, sinh hóa, và miễn dịch bằng hệ thống máy móc của hãng Abbott danh tiếng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả có thể không chính xác, vì vậy cần thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư phổi khác để xác định chẩn đoán cuối cùng.
- Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
- Kiểm tra sàng lọc trước khi chụp CT
Bệnh nhân sẽ điền vào bảng câu hỏi sàng lọc, sau đó kỹ thuật viên sẽ thực hiện thao tác rà soát kim loại trên cơ thể để đảm bảo an toàn trong quá trình chụp CT.
-
- Chụp CT (không tiêm thuốc cản quang)
Bernard Healthcare sử dụng máy chụp CT scan Revolution của GE Healthcare (Mỹ) hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Quá trình chụp CT sử dụng công nghệ liều thấp, nhẹ nhàng và nhanh chóng, thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Không cần tiêm thuốc cản quang trong quá trình này.
- Bước 4: Tư vấn chuyên môn và đánh giá kết quả
>>> Xem thêm: Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi?
6. Gói tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Với đội ngũ y bác sĩ tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện tuyến cuối của TPHCM và các thiết bị y tế tiên tiến hàng đầu - được ví như “mắt thần” của y học giúp nhìn sâu, nhìn suốt các bệnh ung thư, Bernard Healthcare mang đến dịch vụ tầm soát tầm soát ung thư phổi chuyên sâu và toàn diện giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm để lên phát đồ điều trị phù hợp.
Tại Bernard, khách hàng sẽ được thăm khám chi tiết bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện. Dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp tầm soát phù hợp nhất theo từng cá nhân. Mục tiêu là phát hiện các dấu hiệu của ung thư phổi ở giai đoạn sớm và các yếu tố nguy cơ cao có thể gây bệnh.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để được tư vấn.