japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/05/2023)

Hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/05/2023)

31/05/2023

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó, hơn 7 triệu người tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Điều này cho thấy, không có ngưỡng an toàn nào trong việc hút thuốc lá.

Nhiều người vẫn nghĩ hút thuốc lá chỉ có hại cho phổi, thực tế các hóa chất trong khói thuốc không chỉ “tàn phá” lá phổi của bạn mà còn gây hại cho gần như mọi cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể và làm suy giảm sức khỏe tổng thể của một người. Thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý: gần 15 loại ung thư, các bệnh lý mạch máu, tim mạch và các bệnh lý chuyển hóa…

the-gioi-khong-hut-thuoc-la

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khói thuốc có hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có khoảng 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư ở hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể như: phổi, vòm miệng, họng, thanh quản, thực quản, thận, bàng quang, tá tràng, tử cung, thận, dạ dày, ruột già và hậu môn, gan... Đặc biệt, hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% trường hợp mắc ung thư phổi và 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hàng năm trên thế giới.

Người hút thuốc lá càng sớm, thời gian hút càng dài và số lượng điếu thuốc hút trong ngày càng nhiều thì càng có nguy cơ mắc các loại ung thư cao. Ngoài ra, việc hít phải khói thuốc lá thụ động và hút thuốc lá không khói cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư khoang mũi xoang, ung thư hạch... Vậy nên, không có mức độ nào là an toàn cho việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, thậm chí ở mức độ thấp, khói thuốc lá thụ động cũng có thể gây hại.

khoi-thuoc-la-gay-benh-ly-mach-mau

Khói thuốc lá là hỗn hợp độc hại của hàng ngàn hóa chất, khi hít phải khỏi thuốc lá, máu được phân phối đến phần còn lại của cơ thể sẽ bị nhiễm hóa chất trong khói thuốc. Các chất trong khỏi thuốc lá gây tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ tuần hoàn, vì vậy người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh mạch máu và tim mạch.

Các chất trong khói thuốc lá làm tăng sự tích tụ các mảng bám trong mạch máu, gây xơ vữa động mạch, làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp động mạch và tăng khả năng máu đông cục lên cao gấp hai đến bốn lần. Đồng thời, các hóa chất trong khói thuốc lá gây tổn thương nội mạc mạch máu, dẫn đến hình thành các cục máu đông, gây viêm và tắc mạch máu.

hut-thuoc-la-gay-dot-quy
Người hút 20 điếu thuốc/ngày nguy cơ đột quỵ cao gấp 6 lần so với những người không thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách thu hẹp các động mạch trong não và các động mạch cảnh ở cổ dẫn đến não. Ngoài ra, các mạch đến não có thể bị tắc nghẽn do tắc nghẽn do các mảng bám xơ vữa hoặc các cục máu đông. Theo Tổ chức đột quỵ thế giới, một người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao gấp 6 lần so với những người không hút thuốc.

Trong khói thuốc lá, Nicotin và Carbon monoxide là hai chất can thiệp vào khả năng hoạt động bình thường của hệ thống tim mạch. Carbon monoxide trong khói thuốc lá làm giảm lượng oxy dùng để vận chuyển các tế bào hồng cầu, điều này khiến tim của bạn phải hoạt động mạnh hơn bình thường để bù đắp lượng oxy bị sụt giảm. Trong khi đó Nicotin kích thích sản sinh adrenaline gây ra biểu hiện như tim đập mạnh, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng cao. Đây được xem là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch ở người hút thuốc lá.

hut-thuoc-la-gay-dai-thao-duong-tuyp-2

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 30% - 40% so với người không hút thuốc. Người hút thuốc lá càng nhiều, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 càng cao. Bệnh nhân đái tháo đường (bất kể tuýp nào) nếu hút thuốc lá đều sẽ kiểm soát đường huyết kém hơn so với người không hút thuốc. Đồng thời, người bệnh còn tăng nguy cơ bị các biến chứng của đái tháo đường như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tim mạch, gan nhiễm mỡ bệnh thận mạn, võng mạch mắt…

Người đái tháo đường hút thuốc lá có thể tăng nhanh quá trình khởi phát và làm trầm trọng thêm bệnh lý thần kinh ngoại biên và mạch máu ngoại biên, đây là các nguyên nhân gây nên biến chứng loét bàn chân đái tháo đường. Ở những bệnh nhân đã bị biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, nếu tiếp túc hút thuốc lá sẽ tác động tiêu cực đến các giai đoạn trong quá trình lành thương, làm chậm chữa lành vết loét, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử, có thể gây cắt cụt chân, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

khong-hut-thuoc-la

Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nêu trên và cải thiện sức khỏe của bạn, cùng Bernard Healthcare hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá 2023 và Tuần lễ Quốc gia Không hút thuốc lá (25/05 - 31/05/2023), hãy bỏ hút thuốc lá ngay hôm nay. Đồng thời, những ai đã từng dùng bất kỳ dạng nào của thuốc lá, hãy thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh lý, đặc biệt do hút thuốc lá gây nên.

Chia sẻ

Đã copy link
Hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/05/2023)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11
Năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Con số này ngày càng tăng và được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 (Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới).
Hưởng ứng ngày Thế giới Phòng Chống Ung thư 04/02
Theo thống kê GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư; đặc biệt là ung thư gan (14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%), ung thư trực tràng (9%)... Việc chủ động tầm soát ung thư có vai trò quan trọng nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ tử vong...
Thêm ý nghĩa, trao yêu thương với Chương trình Tư vấn tầm soát ung thư vú ngày 20/10
Ngày 20/10, Bernard phối hợp cùng eDoctor tổ chức Healthtalk với chủ đề “Tư vấn tầm soát ung thư vú” tại Công ty Giao hàng nhanh, trụ sở TP.HCM.
Làm việc theo nhóm trong điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp nên cần được điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành để đạt hiệu quả cao hơn.
Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023: “Dược sĩ tăng cường cho hệ thống y tế”
Chủ đề của Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023 là “Dược sĩ tăng cường cho hệ thống y tế”. Chủ đề năm nay nâng cao nhận thức về dược sĩ như một giải pháp thông minh cho các dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai của hệ thống y tế trên toàn thế giới sau đại dịch COVID-19. Sứ mệnh của FIP nhân Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023 rất rõ ràng: Hãy để ngành dược làm được nhiều hơn.
Ngày của Mẹ: Sức khỏe của mẹ là hạnh phúc của con
Nhân Ngày của Mẹ, Ban giám đốc Bernard Healthcare trân trọng gửi tặng món quà sức khỏe đến Mẹ của các bác sĩ, nhân viên đang công tác tại Bernard - Gói Tầm soát ung thư cổ tử cung. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đẹp trong ngày của mẹ tại Bernard.
Ung thư biết sớm trị lành
Ngày nay y học có tiến bộ vượt bực trong hiểu biết căn bệnh, giúp phòng ngừa và xử lý tốt bệnh ung thư. Phòng ngừa góp phần làm nhẹ gánh nặng ung thư. Phát hiện bệnh sớm có thể trị lành nhiều người bệnh. Y học đang vẽ ra bức tranh sống động với các gam màu ngày càng tươi sáng hơn.
Ứng dụng “mắt thần” trong tầm soát sức khỏe, tầm soát ung thư
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard lựa chọn phát triển y tế chuyên sâu, đồng thời áp dụng mô hình của Nhật Bản trong tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư.