japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11

14/11/2022

Năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Con số này ngày càng tăng và được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 (Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới).

Đái tháo đường gây biến chứng đa cơ quan

Bệnh đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Điều này dẫn đến tăng nồng độ đường trong máu, gây tổn thương cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.

Theo thời gian, nếu người bệnh không kiểm soát đường huyết tốt, bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng đa cơ quan như: gây xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, tổn thương thận, bệnh võng mạc mắt... đặc biệt biến chứng loét bàn chân đái tháo đường - thủ phạm gây đoạn chi, tàn phế ở người đái tháo đường không phải do chấn thương, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

dai-thao-duong-gay-bien-chung-da-co-quan-bernard

Theo một thống kê được công bố bởi Liên Hợp Quốc:

+ Cứ 5 giây lại có một người mắc bệnh đái tháo đường...

+ Cứ 10 giây lại có một người chết vì bệnh đái tháo đường...

+ Cứ 30 giây lại có một chi (chân, tay) bị mất vì bệnh đái tháo đường...

Bệnh đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính, một người khi đã mắc bệnh thì sẽ sống chung với bệnh đái tháo đường cả đời. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự phòng, phát hiện sớm và ngăn được diễn tiến thành bệnh nhờ giai đoạn Tiền đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường "giai đoạn vàng" ngăn tiến triển thành bệnh

Theo tạp chí Clinical Diabetes and Endocrinology, cứ 4 người mắc tiền đái tháo đường có 1 người tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 trong vòng 3-5 năm nếu không có sự can thiệp

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian, cảnh báo mức đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt đến ngưỡng bệnh đái tháo đường. Nếu kịp thời phát hiện, điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng, vận động, thì có thể kiểm soát đường huyết trở về mức bình thường, ngăn tiến triển thành bệnh mạn tính.

tien-dai-thao-duong-la-gi-bernard

Tầm soát sớm Tiền đái tháo đường và kiểm soát biến chứng Đái tháo đường

Việc tầm soát sớm để kịp thời phát hiện, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tiền đái tháo đường là rất quan trọng. Vì đây là giai đoạn "cảnh báo" để ngăn chặn quá trình tiến triển thành bệnh, có cơ hội đưa các chỉ số trở về mức bình thường

Với sự tiến bộ của Y học hiện đại, việc chẩn đoán Đái tháo đường không khó, nhưng để phát hiện sớm Tiền đái tháo đường đòi hỏi phải tầm soát chuyên sâu.

Với người đã bị đái tháo đường thì kiểm soát đường huyết là yếu tố tiên quyết thông qua việc tuân thủ uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ; chú trọng dinh dưỡng, tập luyện và bên cạnh việc tái khám nội tiết định kỳ, cần thăm khám chuyên sâu vết thương để được tầm soát sớm biến chứng loét bàn chân đái tháo đường.

tam-soat-chuyen sau-dai-thao-duong-bernard

-----

Nếu bạn lo lắng hoặc nghi ngờ mình hoặc người thân có nguy cơ mắc đái tháo đường?

Nếu bạn hoặc người thân bị đái tháo đường nhiều năm

Nếu bạn hoặc người thân bị vết thương hơn 2 tuần chưa lành, chưa rõ nguyên nhân…

Chia sẻ

Đã copy link
Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG “đau đến mức... không muốn sống”
Sau 5 tuần điều trị theo mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard. Vết loét nhiễm trùng của cô H. đã dần lành, tránh được nguy cơ cưa cụt chân.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
Hưởng ứng ngày Thế giới Phòng Chống Ung thư 04/02
Theo thống kê GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư; đặc biệt là ung thư gan (14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%), ung thư trực tràng (9%)... Việc chủ động tầm soát ung thư có vai trò quan trọng nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ tử vong...
Hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/05/2023)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó, hơn 7 triệu người tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Điều này cho thấy, không có ngưỡng an toàn nào trong việc hút thuốc lá.
Thêm ý nghĩa, trao yêu thương với Chương trình Tư vấn tầm soát ung thư vú ngày 20/10
Ngày 20/10, Bernard phối hợp cùng eDoctor tổ chức Healthtalk với chủ đề “Tư vấn tầm soát ung thư vú” tại Công ty Giao hàng nhanh, trụ sở TP.HCM.
Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023: “Dược sĩ tăng cường cho hệ thống y tế”
Chủ đề của Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023 là “Dược sĩ tăng cường cho hệ thống y tế”. Chủ đề năm nay nâng cao nhận thức về dược sĩ như một giải pháp thông minh cho các dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai của hệ thống y tế trên toàn thế giới sau đại dịch COVID-19. Sứ mệnh của FIP nhân Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023 rất rõ ràng: Hãy để ngành dược làm được nhiều hơn.
Ngày của Mẹ: Sức khỏe của mẹ là hạnh phúc của con
Nhân Ngày của Mẹ, Ban giám đốc Bernard Healthcare trân trọng gửi tặng món quà sức khỏe đến Mẹ của các bác sĩ, nhân viên đang công tác tại Bernard - Gói Tầm soát ung thư cổ tử cung. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đẹp trong ngày của mẹ tại Bernard.