Người “sống chung với đái tháo đường” không nên chủ quan với các vết chai ở chân
27/05/2023
Vết chai dù không phải dấu hiệu quá bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân, tuy nhiên với người có bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy vết chai chân xuất.
Vết chai chân thành lỗ đáo là bệnh gì?
Bệnh nhân ẩn danh:
Thưa bác sĩ, hơn một năm trước, chân tôi xuất hiện nhiều cục chai dưới lòng bàn chân, nhưng tôi chủ quan nghỉ chắc vì đi lại nhiều nên vết chai xuất hiện. Tuy nhiên, dạo gần đây, một vết chai ở ngón chân tôi tạo thành lỗ nhỏ, không đau đớn gì nhưng vì bất thường nên khiến tôi lo lắng. Tôi gửi hình ngón chân, nhờ bác sĩ xem qua và cho tôi hỏi không biết tôi có bị bệnh gì không?

BS CKII. Phan Duy Kiên – Thành viên Hội đồng cố vấn Y khoa Bernard Healthcare giải đáp:
Dựa trên hình ảnh bệnh nhân cung cấp, thì đây là triệu chứng lâm sàng điển hình của biến chứng loét bàn chân do tổn thương thần kinh ngoại biên ở người có bệnh lý đái tháo đường. Nếu bạn chưa được chẩn đoán mắc đái tháo đường, thì đây cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo bạn cần thăm khám, kiểm tra bệnh đái tháo đường. Loét bàn chân đái tháo đường do tổn thương thần kinh cần được điều trị sớm để tránh lỗ đáo bị nhiễm trùng gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Vết chai chân - Hiện tượng phổ biến và mối nguy ít nghĩ tới
Vết chai chân là một vùng da bị hóa sừng ở bàn chân, đặc biệt những vùng chịu áp lực tì đè của bàn chân hay tiếp xúc, cọ sát với một vật nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng chân chai bao gồm:
- Sử dụng giày dép chân, tạo áp lực nhỏ nhưng kéo dài liên tục vào các vùng rìa bàn chân tiếp xúc với giày dép tạo thành các vết chai.
- Biến dạng bàn chân: những người bị bàn chân bẹt hoặc ngón chân cái vẹo cũng thường xuyên xuất hiện các vết chai ở lòng bàn chân và vùng rìa ngón chân cái bị biến dạng.
- Biến chứng thần kinh ngoại biên gây ra các biến dạng bàn chân, ngón chân dẫn tại gia tăng áp lực lên các khu vực chân bị biến dạng và hình thành các nối chai chân
- Ít vận động khớp hoặc các khớp cơ cứng cũng làm gia tăng áp lực bàn chân. Điều này thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout mạn tính...

Vết chai là hiện tượng khá biến ở nhiều người, phần lớn các vết chai chân lành tính. Tuy nhiên, các vết chai có thể âm thành gây ra nguy cơ loét nếu không được chăm sóc đúng cách.
Bệnh nhân đái tháo đường cần cẩn thận với các vết chai chân!
Bệnh đái tháo đường khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu, điều này gây ra nhiều biến chứng đa cơ quan cho bệnh nhân, trong đó tổn thương thần kinh ngoại biên là một trong các biến chứng phổ biến. Do tổn thương thần kinh ngoại biên, người bệnh bị rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác, đặc biệt là ở các chi trên (tay) và chi dưới (chân). Khi vết chai không được xử lý trong thời gian dài, có thể phát triển thành cục chai, dần tiến triển thành lỗ đáo dưới lòng bàn chân - dấu hiệu lâm sàng của Loét bàn chân đái tháo đường do tổn thương thần kinh.

Các lỗ đáo tuy không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh, nhưng đây là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi, gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng, làm kéo dài thời gian lành thương, tình trạng nhiễm trùng ăn sâu vào xương và gây ra các biến chứng tàn khốc khác: hoại tử, cắt cụt chi, nhiễm trùng máu...
Vì vậy, khi người tiểu đường xuất hiện các vết chai ở chân, cần quan sát hàng ngày và đến chuyên khoa vết thương chăm sóc, xử lý định kỳ vết chai để không diễn tiến thành loét bàn chân đái tháo đường.
Đồng thời, nếu bạn xuất hiện các lỗ đáo ở chân, cần thăm khám ngay chuyên khoa vết thương để được điều trị sớm, đúng cách và hạn chế các biến chứng.
