japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin SYT
Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố

09/09/2023

Theo kết quả báo cáo nhanh của phòng xét nghiệm thuộc Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và OUCRU, enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay, trong đó, chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%).

Trước tình hình số trường hợp đau mắt đỏ đến khám tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố tăng cao so với các năm gần đây, theo yêu cầu của Sở Y tế, nhóm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – OUCRU đã phối hợp với Bệnh viện Mắt TPHCM và HCDC đã tiến hành khảo sát nhanh tìm tác nhân đối với những bệnh nhân đến khám tại BV Mắt TPHCM vì đau mắt đỏ.

Có 39 bệnh nhân đau mắt đỏ bao gồm 20 nam, 19 nữ bao gồm cả người lớn và trẻ em với độ tuổi trung bình 19.7 tuổi (biến thiên: 4-64) đến khám tại BV Mắt vào ngày 7/9/2023 được lấy mẫu bệnh phẩm (mẫu phết mí mắt dưới). Các bệnh nhân đến từ 13 quận huyện trên địa bàn TPHCM và Thủ Đức (n=30), và 5 từ Bình Dương, 2 từ Bà Rịa Vũng Tàu, 1 từ Long An, và 1 từ Tiền Giang. Các mẫu bệnh phẩm sau khi lấy được gửi đến phòng xét nghiệm của đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác với OUCRU tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới để thực hiện kỹ thuật PCR đa mồi tìm adenovirus, enterovirus, metapneumovirus và các parainfluenza virus.

Ngày 8/9/2023, sau khi phân tích PCR nhóm nghiên cứu phát hiện adenovirus trong 05 bệnh nhân, enterovirus trong 32 bệnh nhân, 02 ca không tìm thấy tác nhân. Không có trường hợp nào dương tính với metapneumovirus hay parainfluenza virus, và cũng không có trường hợp nào đồng nhiễm giữa enterovirus và adenovirus.

Như vậy, enterovirus và adenovirus là hai tác nhân được tìm thấy trong 37/39 (95%) bệnh nhân được xét nghiệm, trong đó, enterovirus chiếm ưu thế (32/37, 86%), còn tác nhân hay gặp trước đó là adenovirus chỉ chiếm số ít (5/37, 14%). Nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích giải mã gene nhằm định danh chính xác kiểu huyết thanh và kiểu gene của các enterovirus và adenovirus gây bệnh.

Nguồn: Sở Y tế TP.HCM

Chia sẻ

Đã copy link
Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố
Ngày 15/9/2023, kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm có tải lượng virus phù hợp đã xác định Coxsackievirus A24 (86%), human Adenovirus 54 (11%) và human Adenovirus 37 (3%) là những tác nhân gây ra gây đợt bùng phát đau mắt đỏ tại TPHCM.
Đau ở bệnh nhân có vết thương lâu lành
Đau là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân vết thương, đặc biệt ở vết thương lâu lành do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đau lại là khía cạnh thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc vết thương.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Đoàn công tác Bernard đến thăm Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản)
Bệnh viện Kyoto Katsura quy mô 850 giường, ngoài điều trị bệnh đa chuyên khoa nội - ngoại trú, còn có cả Trung tâm Tầm soát sức khỏe Ningen Dock.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
TP Hồ Chí Minh: Bước đầu nhận diện mô hình sức khoẻ của người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố
Theo đó, người cao tuổi đang sinh sống tại TPHCM mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ đứng đầu là tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 52,27%), kế đến là đái tháo đường (15,03%), hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (2,66%), tiền sử ung thư (1,23%). Điều đáng ghi nhận là qua khám sức khoẻ còn ghi nhận số trường hợp mới được phát hiện tăng huyết áp (7,44%), tăng đường huyết cần kiểm tra lại đường huyết lúc đói (14,96%), nghi hen phế quản hoặc bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (1,22%).