japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin SYT
Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố

Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố

17/09/2023

Ngày 15/9/2023, kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm có tải lượng virus phù hợp đã xác định Coxsackievirus A24 (86%), human Adenovirus 54 (11%) và human Adenovirus 37 (3%) là những tác nhân gây ra gây đợt bùng phát đau mắt đỏ tại TPHCM.

virus-gay-benh-dau-mat-do
Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây ra viêm kết mạc mắt trong đợt bùng phát đau mắt đỏ hiện nay tại TPHCM

Cụ thể là, tất cả 06 mẫu dương tính enterovirus đều cho kết quả là Coxsackievirus A24; trong số 05 mẫu dương tính với adenovirus phát hiện 4 mẫu là human Adenovirus 54 (hAdV-54) và 01 mẫu là human Adenovirus 37 (hAdV-37).

Như vậy, tác nhân chính gây ra viêm kết mạc mắt trong đợt bùng phát đau mắt đỏ hiện nay tại TPHCM chủ yếu là do Coxsackievirus A24 gây ra, ngoài ra còn do human Adenovirus 54 và 37 gây ra.

Theo số liệu từ các nghiên cứu trước đây, các adenovirus (bao gồm hAdV-1, hAdV-2, hAdV-3, hAdV-4, hAdV-7, hAdV-8, hAdV- hAdV-19, hAdV-22, hAdV-37 và hAdV-54) cũng như Coxsackie A24 và Entero 70 (thuộc nhóm enterovirus) là các biến thể được phát hiện ở các trường hợp gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên thế giới. Riêng năm 2020, BV Mắt Trung ương phối hợp với Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã báo cáo tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ tại Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019 thuộc nhóm adenovirus (hAdV-3, hAdV-4, hAdV-8 và hAdV-37) (J Med Virol, 2020).

Viêm kết mạc xuất huyết (acute haemorrhagic conjunctivitis - AHC), là biểu hiện chủ yếu trong đợt bùng phát mắt đỏ hiện nay tại TP Hồ Chí Minh, theo các báo cáo khoa học trên thế giới, tác nhân chính là nhóm enterovirus, trong đó bao gồm biến thể Coxsackie A24 và EV70.

Được biết, trong quá khứ, Coxsackie A24 và EV70 đã gây các trận dịch viêm kết mạc xuất huyết tại nhiều nơi trên thế giới. Trận dịch đầu tiên được báo cáo vào năm 1969 tại Ghana. Từ đó ghi nhận dịch viêm kết mạc xuất huyết đã xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Tại châu Á, Coxsackie A24 ghi nhận lần đầu tại Singapore vào năm 1970, sau đó xuất hiện thành các trận dịch tại các nước khác. Trong trận dịch viêm kết mạc xuất huyết tại Okinawa, Nhật Bản năm 2011 biến thể Coxsackievirus A24 là tác nhân chính, trong đó có 25,4% trường hợp có xuất huyết dưới kết mạc, 10.3% có viêm giác mạc chấm nông và 7.8% có nổi hạch sau tai (Clinical Ophthalmology, 9:, 1085-1092).

Như vậy, nguyên nhân của đợt bùng phát bệnh viêm kết mạc mắt hiện nay tại TP Hồ Chí Minh đã rõ, một lần nữa các chuyên gia Mắt khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid.

Nguồn: Sở Y tế TP.HCM

Chia sẻ

Đã copy link
Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố
Theo kết quả báo cáo nhanh của phòng xét nghiệm thuộc Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và OUCRU, enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay, trong đó, chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%).
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Phát hiện sớm ung thư vú bằng các phương pháp tầm soát chuyên sâu
Ung thư vú thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, việc phát hiện sớm ung thư vú bằng cách tầm soát ung thư vú định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Phát hiện u màng não nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ
Mới đây, một vị khách nam (64 tuổi) nhờ tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ tại Bernard đã kịp thời phát hiện u màng não, một căn bệnh nguy hiểm, thầm lặng!
Phát hiện sớm Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu
Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu là tình trạng tĩnh mạch đã suy giãn nhưng bị che khuất hoặc được bao xung quanh bởi nhiều mô mỡ, vì thế không có biểu hiện nổi gân xanh dưới da, không thể nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu của bệnh lại giống với khá nhiều bệnh khác nên không chỉ bệnh nhân mà nhiều bác sĩ cũng dễ chẩn đoán nhầm.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.