japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin SYT
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực tư vấn dinh dưỡng và vận động cho bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp của nhân viên y tế tuyến cơ sở với sự hỗ trợ chuyên môn từ Tổ chức Y tế Thế giới

Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực tư vấn dinh dưỡng và vận động cho bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp của nhân viên y tế tuyến cơ sở với sự hỗ trợ chuyên môn từ Tổ chức Y tế Thế giới

22/09/2023

Sáng ngày 20 tháng 9 năm 2023, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức khai giảng lớp tập huấn “Tư vấn về dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người mắc tăng huyết áp và đái tháo đường” dành cho nhân viên y tế cơ sở.

Trong thời gian qua, Ngành Y tế Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh ban đầu, quản lý các bệnh không lây nhiễm nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân Thành phố. Đặc biệt, sau đợt triển khai thí điểm khám sức khỏe và tầm soát các bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi đang sinh sống tại TPHCM, ghi nhận tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình sức khỏe của người cao tuổi (tương ứng chiếm 52,3% và 15,0%). Các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: (i) hút thuốc, (ii) thiếu vận động thể lực, (iii) lạm dụng rượu, bia và (iv) chế độ ăn không hợp lý. Theo khuyến cáo của WHO, thay đổi lối sống (bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hợp lý) có thể giúp ngăn ngừa, trì hoãn bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, góp phần đạt hiệu quả điều trị bằng thuốc, giảm thiểu các biến chứng do bệnh gây ra.

hoi-nghi-so-y-te-tphcm
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại Hội nghị

Bộ tài liệu “Hướng dẫn tư vấn can thiệp dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp” hướng đến đối tượng học viên là các bác sĩ, y sĩ, cử nhân dinh dưỡng… đang công tác khám chữa bệnh ban đầu tại trung tâm y tế và trạm y tế. Mục tiêu của chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng tư vấn trong quá trình khám chữa bệnh và quản lý các bệnh không lây tại tuyến cơ sở, đây cũng là một dịch vụ tăng thêm nhằm thu hút được người bệnh đến khám tại các đơn vị y tế tuyến cơ sở.

Nội dung chương trình tập huấn bao gồm: yếu tố nguy cơ, nguyên nhân, điều trị bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp bằng thuốc, dinh dưỡng, vận động thay đổi lối sống; cách thức tính toán được nhu cầu năng lượng, nhu cầu các chất dinh dưỡng, xây dựng thực đơn nhanh, gọn chính xác và phù hợp với cá thể; và hướng dẫn các kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân.

Lớp tập huấn đợt đầu tiên kéo dài gần 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11/2023, cho 50 học viên đến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, 10 Trung tâm Y tế và 26 Trạm Y tế trên địa bàn Thành phố. Các học viên vừa học lý thuyết vừa thực hành để vận dụng trong quá trình tư vấn, điều trị, hướng dẫn người bệnh, người nhà của người bệnh cũng như người dân các giải pháp can thiệp dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.

cap-nhat-thong-tin-tu-so-y-te
Các giảng viên và học viên của lớp tập huấn “Tư vấn về dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường”

Tại Hội thảo, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế nhận định: cùng với hoạt động khám sức khỏe người cao tuổi, thu thập thông tin khám vào cơ sở dữ liệu để quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở, tiến tới tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử thì hoạt động tư vấn về dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường sẽ góp phần quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh, góp phần chăm sóc tốt hơn cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.

Hiện tại, Ngành Y tế Thành phố đang tham gia góp ý dự thảo Luật Phòng bệnh trong đó hoạt động tư vấn dinh dưỡng và vận động thể lực là một nội dung quan trọng trong công tác phòng bệnh. Đồng thời, Sở Y tế sẽ tiếp tục đề xuất các chính sách thanh toán bảo hiểm y tế cho hoạt động tư vấn dinh dưỡng khi khám chữa bệnh. Những hoạt động trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại tuyến y tế cơ sở, qua đó tạo thêm niềm tin và thu hút người dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế.

Nguồn: Sở Y tế TP.HCM

Chia sẻ

Đã copy link
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực tư vấn dinh dưỡng và vận động cho bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp của nhân viên y tế tuyến cơ sở với sự hỗ trợ chuyên môn từ Tổ chức Y tế Thế giới

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội thảo trực tuyến “Dự phòng và chăm sóc loét tì đè ở bệnh nhân ung thư”
“Dự phòng và chăm sóc loét tì đè” là chủ đề của hội thảo trực tuyến Nghìn lẻ một đêm ca (K) kỳ 32 vừa được tổ chức thành công vào cuối tuần qua, tối ngày 16/04/2023.
Tuyên bố về bảo vệ dữ liệu cá nhân (căn cứ nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân)
Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Bernard 1 (Việt Nam) (“Bernard Healthcare” hoặc “Công Ty”) luôn xem trọng việc bảo vệ dữ liệu cá nhân khi thu thập và sử dụng Dữ Liệu Cá Nhân (như được định nghĩa dưới đây). Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân sau đây (“Chính sách”) nhằm mục đích thông báo về quyền đối với chủ thể dữ liệu, cách Bernard Healthcare xử lý Dữ Liệu Cá Nhân và lý do cần thu thập Dữ Liệu Cá Nhân để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của Bernard Healthcare hoặc tuân thủ theo các yêu cầu luật định hoặc quy định trong hợp đồng. Bernard Healthcare có thể thay đổi Chính sách này theo thời gian và phiên bản Chính sách được hiển thị trên Trang Web sẽ là phiên bản được cập nhật gần nhất.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố
Ngày 15/9/2023, kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm có tải lượng virus phù hợp đã xác định Coxsackievirus A24 (86%), human Adenovirus 54 (11%) và human Adenovirus 37 (3%) là những tác nhân gây ra gây đợt bùng phát đau mắt đỏ tại TPHCM.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Hoạt động Kiểm tra năng lực định kỳ tại Bernard Healthcare
Vừa qua, hoạt động kiểm tra năng lực định kỳ hàng tháng tại Bernard Healthcare đã diễn ra thành công và hứa hẹn sẽ tiếp tục được cải tiến trong những lần tổ chức sau.
Hội thảo nâng cao chất lượng điều trị ung thư thông qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành
Hội thảo V-TOP (Vietnam Team Oncology Program) 2024 năm thứ 2 với chủ đề "Nâng cao chất lượng điều trị ung thư qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành" vừa diễn ra vào ngày 24/3/2024 với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam.
Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố
Theo kết quả báo cáo nhanh của phòng xét nghiệm thuộc Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và OUCRU, enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay, trong đó, chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%).