japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Hội thảo trực tuyến “Dự phòng và chăm sóc loét tì đè ở bệnh nhân ung thư”

Hội thảo trực tuyến “Dự phòng và chăm sóc loét tì đè ở bệnh nhân ung thư”

21/04/2023

“Dự phòng và chăm sóc loét tì đè” là chủ đề của hội thảo trực tuyến Nghìn lẻ một đêm ca (K) kỳ 32 vừa được tổ chức thành công vào cuối tuần qua, tối ngày 16/04/2023.

du-phong-va-cham-soc-loet-ti-de
Webinar “Dự phòng và chăm sóc loét tì đè” đã diễn ra vào tối ngày 16/04/2023

Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động cộng đồng do Bernard Healthcare và Y Học Cộng Đồng phối hợp thực hiện. Buổi hội thảo đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến qua Zoom và Livestream trên Fanpage Bernard Healthcare và Fanpage Y Học Cộng Đồng.

y-hoc-cong-dong-bernard
Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tuyến trên Zoom và Livestream

Chương trình livestream đã thu hút hơn 3.000 người theo dõi, đối tượng người xem chủ yếu là bệnh nhân ung thư, người nhà, bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế quan tâm đến lĩnh vực ung thư, chăm sóc vết thương.

Xuyên suốt gần 2 tiếng chương trình diễn ra, các diễn giả đã chia sẻ kiến thức hữu ích, thông tin cập nhật mới về việc phòng ngừa và chăm sóc loét do nằm/ngồi lâu một chỗ ở bệnh nhân ung thư. Đồng thời, chương trình đã giải đáp các thắc mắc về loét tì đè của khán thính giả gửi về.

bac-si-tran-doan-dao
Diễn giả của buổi hội thảo là các bác sĩ uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc vết thương: BS CKII. Trần Đoàn Đạo (bên phải màn hình) và BS. Nguyễn Đình Vân (bên trái màn hình)

BS Cao cấp - BS CKII. Trần Đoàn Đạo - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare - Phó Chủ tịch Liên chi hội Vết thương TP.HCM, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị vết thương, loét tì đè đã có những chia sẻ đắt giá về phòng ngừa loét tì đè ở bệnh nhân ung thư:

  • Tổn thương do tì đè có thể hình thành sau 3 giờ, nhưng cần 3 đến 5 tháng để chữa lành!
  • Tổn thương tì đè ví như phần nổi của tảng băng. Có thể vết thương trên bề mặt chỉ thấy nhỏ nhưng thực tế đã ăn sâu đến phần xương bên trong.
  • Cách đánh giá nhận biết vùng có nguy cơ cao
  • Thay đổi tư thế (tái phân bố áp lực) giúp giảm thiểu áp lực tì đè: Xoay trở mỗi 2 tiếng!
  • Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong dự phòng loét tì đè: uống nhiều nước; bổ sung protein, vitamin… giúp thúc đẩy quá trình lành thương.
chia-se-ve-chuong-trinh-cong-dong
BS. CKII Trần Đoàn Đạo đè đã có những chia sẻ đắt giá về phòng ngừa loét tì đè ở bệnh nhân ung thư từ kinh nghiệm hơn 30 năm điều trị vết thương

Tiếp lời bác sĩ Đạo; BS. Nguyễn Đình Vân - Giám đốc khối Điều Dưỡng và Liên ngành Sức khỏe, Tổ chức VietMD, Hoa Kỳ, bổ sung những kinh nghiệm chăm sóc loét tì đè tại nhà cho bệnh nhân ung thư được đúc kết từ hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc vết thương:

  • Sai lầm phổ biến, những điều không nên làm khi bệnh nhân bị loét tì đè. Ví dụ như: Xoa dầu nóng; bôi phấn rơm; kê phao đệm; kiêng ăn thịt…
  • Bác Vân cũng gợi ý những việc người thân có thể hỗ trợ và lưu ý khi chăm sóc cho người bệnh ung thư bị loét tì đè tại nhà.
bs-dinh-van-chia-se-ve-chuong-trinh
BS. Nguyễn Đình Vân cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc loét tì đè được đúc kết từ hơn 20 năm làm trong lĩnh vực chăm sóc vết thương

Bên cạnh phần chia sẻ của các diễn giả, nhiều khán giả theo dõi livestream đã đặt câu hỏi và gửi lời cảm ơn hai diễn giả - hai bác sĩ đầu ngành về những kiến thức rất bổ ích, thực tiễn, hỗ trợ rất nhiều cho cộng đồng ung thư.

Chương trình vì cộng đồng do Bernard Healthcare & Y Học Cộng Đồng phối hợp thực hiện

Hội thảo quốc tế

Healthtalk/Webinar

Chuỗi chương trình “Tầm soát ung thư miễn phí”

Chia sẻ

Đã copy link
Hội thảo trực tuyến “Dự phòng và chăm sóc loét tì đè ở bệnh nhân ung thư”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Loét tĩnh mạch trên nền bệnh đái tháo đường: "ca khó" phải tìm đúng chuyên gia
Nhiều bệnh nhân bị loét tĩnh mạch có dấu hiệu nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường đã được tư vấn chữa trị thành công nhờ mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu tại Bernard Healthcare.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét
“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G.Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.
Loét ở bệnh nhân đái tháo đường: Bài toán khó trong điều trị vết thương
Loét bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp ở người có bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường). Đó là một vết thương mạn tính nhưng liên quan đến nhiều chuyên khoa chuyên sâu và cần sự phối hợp chặt chẽ để điều trị hiệu quả.
Hội thảo nâng cao chất lượng điều trị ung thư thông qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành
Hội thảo V-TOP (Vietnam Team Oncology Program) 2024 năm thứ 2 với chủ đề "Nâng cao chất lượng điều trị ung thư qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành" vừa diễn ra vào ngày 24/3/2024 với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam.
Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Nhận biết Suy giãn tĩnh mạch chân trước và sau sinh
Một số nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng để “nhận biết suy giãn tĩnh mạch, chủ động phòng và điều trị sớm nếu mắc phải – hiện vẫn chưa được nhận thức đúng và đủ” – Bs CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare nhận định và chia sẻ ở góc độ chuyên môn.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.