Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò quan trọng của xét nghiệm PSA và MRI, hai phương pháp chẩn đoán tiên tiến trong việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Những phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ có thể phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.
1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh, giúp tăng cơ hội điều trị thành công và cải thiện tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt không phải là loại ung thư phổ biến nhất, nhưng tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh này vẫn đáng kể, đặc biệt ở nam giới lớn tuổi. Theo GLOBOCAN năm 2022 ở nam giới , ung thư tuyến tiền liệt đứng hàng thứ 2 về tỷ lệ mới mắc các loại ung thư trên toàn thế giới với hơn 1,4 triệu ca. Tại Việt Nam, bệnh lý này đứng thứ 5 về tỷ lệ mới mắc với 5.875 ca mắc mới ở nam giới. Do đó, việc nâng cao nhận thức về việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là rất cần thiết.
- Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là tuổi tác. Đàn ông càng lớn tuổi (thường trên 50 tuổi) thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Theo các chuyên gia y tế, nam giới có tiền sử gia đình mắc bệnh này nên bắt đầu tầm soát từ tuổi 40. Trong khi đó, những người không có yếu tố gia đình nên bắt đầu từ tuổi 45.
- Bên cạnh đó, tỷ lệ nam giới da đen, đặc biệt là những người đến từ vùng Caribe sẽ có tỉ lệ mắc hoặc tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Đối với một số nam giới, yếu tố di truyền có thể khiến họ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao. Một số trường hợp có yếu tố nguy cơ di truyền bao gồm đột biến BRCA1/2, hội chứng Lynch và tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư vú và buồng trứng di truyền: Có người thân bị ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm cả những người thân trong ba thế hệ bên mẹ hoặc bên cha của bạn; Các thành viên khác trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, buồng trứng hoặc tuyến tụy.
- Làm trong môi trường tiếp xúc phóng xạ
Nam giới thừa cân béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật
Phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể góp phần gây ra ung thư tuyến tiền liệt
Những người thắt ống dẫn tinh sau 20 năm thì tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hơn
2. Xét nghiệm PSA đóng vai trò như thế nào trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA (Prostate-specific Antigen) là một loại xét nghiệm máu quan trọng trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. PSA là một kháng nguyên đặc hiệu được tiết ra bởi tuyến tiền liệt và có thể được phát hiện trong máu. Nồng độ PSA trong máu có thể phản ánh các vấn đề sức khỏe khác nhau, từ phì đại lành tính của tuyến tiền liệt đến ung thư tiền liệt tuyến.
Nồng độ PSA cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như viêm tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng. Xét nghiệm PSA cũng được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị ung thư tiền liệt tuyến và nguy cơ tái phát của bệnh.
Việc xác định nồng độ PSA giúp các bác sĩ xác định tình trạng bệnh, phát hiện sớm ung thư, tăng cơ hội điều trị thành công và giảm nguy cơ biến chứng. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các triệu chứng liên quan đến tuyến tiền liệt, việc thực hiện xét nghiệm PSA được khuyến nghị nhằm tầm soát và phát hiện bệnh sớm.
Nồng độ PSA càng cao thì khả năng tồn tại ung thư càng lớn; tuy nhiên, PSA vẫn có trong một số các tổ chức tuyến khác nên vẫn không được gọi là đặc hiệu lý tưởng để xác định hoàn hảo. Để tránh việc tầm soát có thể dẫn đến việc điều trị quá mức hoặc không cần thiết cho người bệnh, xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt chỉ nên thực hiện ở nam giới có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm nam giới trên 50 tuổi hay nam giới trên 45 tuổi có người thân bị ung thư tuyến tiền liệt.
3. MRI - Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến giúp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến tiền liệt là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để mô phỏng lại hình ảnh chi tiết về tuyến tiền liệt. Kỹ thuật này không dùng tia X, giúp bác sĩ có cái nhìn rõ ràng về cấu trúc bên trong cơ thể mà không gây hại cho bệnh nhân.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) tiểu khung đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt như ung thư, viêm nhiễm hoặc phì đại lành tính. Ngoài ra, MRI đa thông số còn cung cấp thông tin về chuyển động của phân tử nước và lưu lượng máu trong tuyến tiền liệt, giúp phân biệt giữa mô bình thường và mô bệnh.
MRI đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, phân loại và đánh giá kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của khối u, MRI có thể xác định vị trí chính xác của khối u để hỗ trợ thực hiện sinh thiết, giúp lấy mẫu mô từ khu vực nghi ngờ một cách chính xác hơn, cải thiện khả năng chẩn đoán. MRI cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định sự xâm lấn của khối u đến các cơ quan lân cận như túi tinh, bàng quang, niệu quản và trực tràng, cũng như việc đánh giá sự lan rộng của bệnh đến xương và hạch lympho. Sự tiến bộ trong công nghệ MRI đã mở rộng khả năng đánh giá di căn từ xa, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch điều trị và theo dõi sau điều trị.
Bernard Healthcare trang bị hệ thống MRI full option mới nhất của hãng GE Healthcare (Mỹ) được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), giúp cho việc chụp hình và dựng hình ảnh chi tiết về tuyến tiền liệt của nam giới một cách chi tiết, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán các dấu hiệu ung thư chính xác hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những điều cần biết
4. Gói tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Bernard Healthcare
Quy trình tầm soát phát hiện tế bào ung thư sớm theo mô hình Nhật Bản tại Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard bao gồm:
- Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh lý của khách hàng. Đây là bước quan trọng để xác định các triệu chứng của bệnh.
Bernard tự hào có đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa và giàu kinh nghiệm lâm sàng, từ Kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) đến đội ngũ Bác sĩ CĐHA chuyên sâu; tận tâm dành phần lớn & cả cuộc đời cống hiến cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân; được đào tạo chuyên sâu liên tục tại các nước phát triển.
- Bước 2: Xét nghiệm PSA (xét nghiệm máu tầm soát ung thư)
Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt là phương pháp xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư đo mức độ PSA - một chất được tạo ra bởi tuyến tiền liệt. PSA chủ yếu được tìm thấy trong tinh dịch hoặc trong máu bệnh nhân.
Mức PSA trong máu được đo bằng đơn vị nanogram trên mililit (ng/ml). Nồng độ PSA càng cao thì khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt càng lớn. Tuy nhiên không có điểm giới hạn để khẳng định một người có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không. Xét nghiệm PSA gồm hai loại PSA toàn phần và PSA tự do.
-
- Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng
Bác sĩ sẽ đeo găng, bôi trơn và thăm trực tràng của bệnh nhân và kiểm tra các bất thường của khối u tuyến tiền liệt trong trực tràng. Qua đó, bác sĩ sẽ nhận định được có hiện diện khối u bất thường hay không và định hướng để đưa ra các xét nghiệm tiếp theo.
Nếu có bất thường trên xét nghiệm định lượng PSA trong máu hoặc khi thăm trực tràng, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán khác.
- Bước 3: Siêu âm tuyến tiền liệt
Siêu âm đem lại nhiều thông tin có giá trị trong việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ quan trọng quá trình thăm khám lâm sàng.
Siêu âm trên xương mu là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán được những ảnh hưởng của ung thư tuyến tiền liệt đến đường tiết niệu, đặc biệt trong giai đoạn muộn của bệnh. Phương pháp này có thể đo được kích thước tuyến tiền liệt, phát hiện những bất thường như thành bàng quang dày, có cột hõm, niệu quản và bể thận giãn, ứ nước do u chèn ép. Ngoài ra, siêu âm trên xương mu còn giúp bác sĩ đánh giá những tổn thương khác như hạch chậu, mức độ u xâm lấn vào bàng quang.
- Bước 4: Chụp cộng hưởng từ (MRI)
MRI giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ xâm lấn của khối u vào các bộ phận xung quanh và hạch vùng chậu. MRI nội trực tràng là kỹ thuật chụp cộng hưởng kết hợp với đầu dò đặt vào trong trực tràng để thu được hình ảnh chất lượng cao của khu vực xung quanh trực tràng. Bernard sử dụng hệ thống máy MRI (Cộng hưởng từ) 1.5 Tesla SIGNA Creator phiên bản đầy đủ (full option), tích hợp AI mới nhất 2020 của thương hiệu GE Healthcare (Mỹ) mang lại hiệu quả chẩn đoán hình ảnh chính xác trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
- Bước 5: Thực hiện các Cận lâm sàng theo chỉ định để bổ sung chẩn đoán
Tùy trường hợp bệnh nhân mà BS sẽ cho thực hiện các chỉ định Cận lâm sàng phù hợp. (xét nghiệm, chụp chiếu, nội soi, …)
- Bước 6: Sinh thiết tuyến tiền liệt (Khi có chỉ định của BS)
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Minh Nguyệt - Chuyên khoa Nội tổng quát Bernard Healthcare cho biết: “Chỉ định sinh thiết thường dựa trên nồng độ PSA và/ hoặc khi thăm khám tiền liệt tuyến có nghi ngờ.” Đây là thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ xảy ra biến chứng nên cần được thực hiện ở bệnh viện và với bác sĩ chuyên khoa. Sinh thiết tuyến tiền liệt được thực hiện theo 2 cách, gồm sinh thiết qua đường tầng sinh môn và sinh thiết qua trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm, đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Bước 7: Tư vấn chi tiết, tỉ mỉ sau khám
Sau khi tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, nếu khách hàng khỏe mạnh, nguy cơ thấp sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra định kỳ.
Trong trường hợp nghi ngờ dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, Bernard sẽ gửi kết quả chẩn đoán hình ảnh sang Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả. Nếu phát hiện bệnh sẽ:
- Kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa
- Tư vấn/ điều trị
- Theo dõi chuyên sâu sau thăm khám, điều trị. Bernard hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện hàng đầu để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu khách hàng có nhu cầu.
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và trình độ chuyên môn, mở rộng hợp tác quốc tế của mình thông qua việc hợp tác chiến lược với các bệnh viện lớn tại Nhật Bản bao gồm việc đào tạo và đọc chéo kết quả tại Bệnh viện Đại học Yamanashi giúp quá trình phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh một cách chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư nguy hiểm khác. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.