japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Các thói quen có hại cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Các thói quen có hại cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

16/09/2022

Dân gian có câu “Bệnh từ miệng mà vào”, hàm ý chỉ thói quen ăn uống có thể là nguyên nhân gây bệnh. Với suy giãn tĩnh mạch, thì nguyên nhân chủ yếu lại là do thói quen sinh hoạt hàng ngày “tưởng vô hại mà hại đôi chân không tưởng”.

Phát hiện Suy giãn tĩnh mạch chân – Dễ hay khó?

Theo ThS. Bs. Lê Kim Cao – Đơn vị Mạch máu, Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare:

Để phát hiện bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân dễ mà khó. “Dễ là đôi chân sớm phát đi những dấu hiệu cảnh báo như chân tê mỏi, chuột rút, sưng phù, cảm giác nặng chân, đau nhức châm chích... Nhưng khó ở chỗ người bệnh thường chủ quan bỏ qua, hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác, tự ý điều trị sai phương pháp khiến bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, những thói quen hàng ngày “âm thầm” tiếp tay cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch diễn tiến nhanh hơn, nặng hơn.

benh-ly-suy-gian-tinh-mach
Suy giãn tĩnh mạch chân cần được tầm soát sớm và loại bỏ các thói quen có hại cho đôi chân

Những thói quen có hại cho tĩnh mạch chân

Đứng lâu, ngồi nhiều

Đứng hoặc ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ khiến máu lưu thông kém, ứ đọng ở các tĩnh mạch chân, làm tăng áp lực tĩnh mạch, lâu dần khiến các van tĩnh mạch bị tổn thương và suy giảm chức năng, gây nên bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân.

Thói quen này thường gặp ở nhóm ngành nghề đặc thù như giáo viên, thợ may, nhân viên bán hàng, phục vụ, đầu bếp, công nhân, khối văn phòng…

Lời khuyên của bác sĩ Cao là cần thay đổi thói quen. Cứ 30 – 60 phút thì đứng dậy, di chuyển, co duỗi chân, tập một vài động tác thể dục tại chỗ hỗ trợ quá trình lưu thông máu.

Đi giày cao gót và ngồi vắt chéo chân

Tĩnh mạch chân vốn phải làm nhiệm vụ nặng nề là chống lại trọng lực để đẩy máu từ chân về tim. Thói quen mang giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân, tăng áp lực lên thành mạch, cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể và gây suy giãn tĩnh mạch.

Tương tự, khi ngồi vắt chéo sẽ gây áp lực lên hông và chân, cản trở lưu thông máu, khiến các van mạch máu hẹp và suy yếu dần.

Đây cũng chính là lý do mà tỉ lệ nữ giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn nam giới.

suy-gian-tinh-mach-o-nu-gioi
Phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch chân cao gấp 3 lần nam giới

“Không thể phủ nhận di chuyển trên giày cao gót giúp dáng đi của phụ nữ uyển chuyển hơn, hay cách ngồi vắt chéo chân sẽ giúp phái đẹp trông quyến rũ, mềm mại hơn. Nhưng “âm mưu giày gót nhọn” là có đấy” – ThS. Bs. Lê Kim Cao chia sẻ - “Giày cao gót là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới. Một khi đã bị suy giãn tĩnh mạch, đôi chân sẽ nổi gân xanh đỏ ngoằn ngoèo trông rất mất thẩm mỹ, khiến phụ nữ mất tự tin không thể diện đầm váy và chân cứ đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt và niềm vui sống hàng ngày”

Bs Cao gợi ý chị em có thể mang theo một đôi giày bệt để di chuyển thoải mái, chỉ mang cao gót những lúc thực sự cần thiết. Ngoài ra có thể phối trang phục với giày xăng đan, giày thể thao. Tư thế ngồi có thể khép duỗi hai chân song song, vẫn rất thanh lịch mà không gây áp lực lên bàn chân.

phu-nu-suy-gian-tinh-mach
Phụ nữ cần hạn chế mang giày cao gót, ngồi vắt chéo chân để ngừa suy tĩnh mạch

Thói quen liên quan đến nhiệt độ cao

Những người thường xuyên xông hơi, tắm nắng, ngâm chân trong nước nóng… nếu bị suy giãn tĩnh mạch thì bệnh sẽ diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn. Vì khi chịu tác động của nhiệt độ cao, các mạch máu sẽ giãn nở, các van vốn suy yếu và rối loạn cơ chế hoạt động sẽ mở thay vì đóng để ngăn máu chảy ngược về chân, gây ra hiện tượng trào ngược tĩnh mạch, nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, nguy hiểm hơn là biến chứng thuyên tắc phổi có thể tử vong.

benh-ly-suy-gian-tinh-mach

Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân trong nước nóng

Bị suy giãn tĩnh mạch – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Càng sớm càng tốt, ngay khi đôi chân xuất hiện các triệu chứng cơ năng (mỏi, nhức, nặng chân…), hay xuất hiện các mạch máu li ti màu xanh hoặc tím đỏ dưới da, có thể quan sát bằng mắt thường.

BS Lê Kim Cao cho biết

Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch đôi khi mơ hồ, lại dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ví dụ: phù chân do suy tim, suy thận thì biểu hiện toàn thân, phù mềm, kê chân cao không giảm. Trong khi đó phù chân do suy tĩnh mạch thì kê cao chân sẽ giảm sưng chân.

Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ là không tự bắt bệnh, không tự điều trị mà cần phải thăm khám tại chuyên khoa tĩnh mạch uy tín.

kham-suy-gian-tinh-mach

Tầm soát suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp hiện đại chuẩn xác

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Các thói quen có hại cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch
Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Các phương pháp điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch tại Bernard Healthcare
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới - căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi chân. Nổi gân xanh, đau nhức, mỏi chân, tê bì, chuột rút... là những dấu hiệu điển hình cảnh báo tình trạng này.
Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng kỹ thuật cao sóng cao tần RFA
Kỹ thuật sóng cao tần RFA là một trong những cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch mang lại hiệu quả lên đến 95%, cao hơn rất nhiều so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Thời gian điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp sóng cao tần RFA
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của đôi chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại e ngại về thời gian điều trị và phục hồi kéo dài, dẫn đến việc trì hoãn việc thăm khám và điều trị, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thời gian hồi phục sau khi điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch là bao lâu?
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa dành cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch C2-C6. Phương pháp này được Hiệp hội Tĩnh mạch đánh giá cao nhờ vào tỉ lệ thành công lên đến 98%, giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.