japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin SYT
TP Hồ Chí Minh: Bước đầu nhận diện mô hình sức khoẻ của người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố

TP Hồ Chí Minh: Bước đầu nhận diện mô hình sức khoẻ của người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố

14/09/2023

Theo đó, người cao tuổi đang sinh sống tại TPHCM mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ đứng đầu là tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 52,27%), kế đến là đái tháo đường (15,03%), hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (2,66%), tiền sử ung thư (1,23%). Điều đáng ghi nhận là qua khám sức khoẻ còn ghi nhận số trường hợp mới được phát hiện tăng huyết áp (7,44%), tăng đường huyết cần kiểm tra lại đường huyết lúc đói (14,96%), nghi hen phế quản hoặc bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (1,22%).

hoi-nguoi-cao-tuoi-thanh-pho-ho-chi-minh

Nhận diện được mô hình sức khoẻ của người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ của Ngành Y tế Thành phố. Muốn vậy, công tác khám sức khoẻ, tầm soát bệnh không lây cho người cao tuổi phải được triển khai theo cách làm thống nhất trong toàn ngành, từ nội dung, phương thức triển khai cho đến công tác chuyển đổi số toàn bộ quy trình khám sức khoẻ.

Để hiện thực hoá mong muốn trên, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cùng các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi xây dựng kế hoạch và thống nhất các nội dung khám sức khoẻ và tầm soát các bệnh mạn tính không lây cho nhóm đối tượng ưu tiên này, hướng tới mục tiêu là tất cả người cao tuổi đều được khám sức khỏe 1 lần/năm, trình UBNDTP và đã được sự chấp thuận của lãnh đạo Thành phố.

Vào ngày 27 và 28/7/2023, Sở Y tế đã triển khai lớp tập huấn triển khai khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lớp tập huấn dành cho các học viên thuộc các Trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức, sau tập huấn các học viên sẽ trở thành các hướng dẫn viên để hướng dẫn lại các trạm y tế phường, xã (ToT).

Tại các khoá tập huấn, các học viên được thực hành sử dụng phiếu khám sức khỏe, học cách tiếp cận, tầm soát các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, COPD, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh lý ung thư thường gặp và đánh giá các hoạt động sống hằng ngày của người cao tuổi. Đây là Chương trình tầm soát của Tổ chức Y tế Thế giới và được Văn phòng đại diện tại Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật triển khai tại Thành phố theo đề nghị của Sở Y tế TPHCM (Chương trình WHO – PEN).

Ngoài ra, học viên còn được tập huấn cách triển khai các điểm khám sức khỏe, quy trình khám sức khỏe, cách nhập liệu và thống kê báo cáo, đảm bảo thực hiện chuyển đổi số hoạt động khám sức khoẻ cho người cao tuổi. Sau lớp tập huấn này, Sở Y tế tiếp tục tổ chức thêm 3 lớp tập huấn (vào đầu tháng 8/2023) cho tất cả nhân viên y tế tham gia công tác khám sức khoẻ, tầm soát bệnh ở 49 Trạm Y tế phường, xã, thị trấn (mỗi quận, huyện chọn ít nhất 1 trạm y tế phường, xã để triển khai thí điểm).

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 13.773 ngườiđược khám sức khỏe (trên tổng số 20.079 người được 61 phường, xã được mời ra trạm y tế khám và tầm soát bệnh.

Về tình hình sức khoẻ phân bố như sau:

- Cao huyết áp: 7.199 người, chiếm tỷ lệ 52,27%. Trong đó, số người có tiền sử cao huyết áp là 6.174 người (44,83%) và mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 1.025 người (7,44%).

- Đái tháo đường: 2.070 người có tiền sử đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 15,03%, số người có chỉ số đường huyết cao mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 2.060 người (14,96%), những người này sẽ tiếp tục được xét nghiệm máu lần 2 lúc đói để chẩn đoán xác định đái tháo đường.

- Hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính: 367 người có tiền sử hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính, chiếm tỷ lệ 2,66%, qua khám sức khỏe ghi nhận có 168 trường hợp nghi HPQ và COPD (1,22%).

- Ung thư: 170 người có tiền sử ghi nhận mắc bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 1,23%, qua khám sàng lọc phát hiện 360 người (2,61%) có dấu hiệu nghi ngờ ung thư và được giới thiệu bệnh viện tuyến trên để chẩn đoán xác định.

Ngoài ra, qua khám sức khoẻ còn phát hiện có 420 người (3,05%) có dấu hiệu trầm cảm từ nhẹ đến nặng; có 295 người (2,14%) có dấu hiệu lo âu từ nhẹ đến nặng. Về các dấu hiệu suy yếu thể lực: ghi nhận có 2.277 người có dấu hiệu tiền suy yếu (16,53%); 69 trường hợp (0,50%) có dấu hiệu suy yếu; 2.727 người (19,80%) có nguy cơ té ngã.

Bên cạnh đó, ghi nhận 231 người (1,68%) phụ thuộc vào các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển); 874 người (6,35%) phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sấm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ.....).

Sở Y tế TP.HCM

Chia sẻ

Đã copy link
TP Hồ Chí Minh: Bước đầu nhận diện mô hình sức khoẻ của người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Món quà sức khỏe, tri ân bạn đồng hành nhân dịp khai trương BERNARD HEALTHCARE 2
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn thăm khám tại Bernard trong thời gian qua.
TP. Hồ Chí Minh: Thảo luận hướng đến ký kết hợp tác y tế quốc tế theo mô hình “city2city”
Sáng ngày 22/9/2023, Ban Giám đốc Sở Y tế TP.HCM và phái đoàn phụ trách Bộ phận y tế thuộc Bộ Kinh Doanh và Thương mại Vương quốc Anh đã thảo luận và thống nhất sẽ tiến đến ký kết hợp tác y tế giữa 2 thành phố Hồ Chí Minh và Liverpool nhằm tăng cường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong phát triển và nâng cao năng lực y tế giữa 2 thành phố.
Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố
Ngày 15/9/2023, kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm có tải lượng virus phù hợp đã xác định Coxsackievirus A24 (86%), human Adenovirus 54 (11%) và human Adenovirus 37 (3%) là những tác nhân gây ra gây đợt bùng phát đau mắt đỏ tại TPHCM.