Suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị dứt điểm, chặn đứng trước khi bệnh diễn tiến thành mạn tính hay xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có hơn 50% người bệnh đã bỏ qua thời điểm vàng tầm soát và điều trị suy giãn tĩnh mạch, khiến bệnh trở nặng.
Suy giãn tĩnh mạch và những biến chứng khó lường
Vài đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo ở chân tuy mất thẩm mỹ nhưng không nguy hiểm. Những cơn đau nhức tuy đeo bám dai dẳng nhưng không gây chết người… Chính vì không ảnh hưởng đến tính mạng nên tâm lý chung của bệnh nhân ở giai đoạn sớm (C1) là không đi khám bác sĩ mà tự ý điều trị theo phương pháp dân gian, truyền miệng.
Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu Bernard Healthcare cho biết: 90% các ca suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhập viện đều đã chuyển sang giai đoạn nặng và rất nặng (C2-C6), nhiều búi tĩnh mạch dãn ngoằn ngoèo mất thẩm mỹ kèm theo biến chứng rất khó điều trị như loét da không lành, loạn dưỡng da, viêm tắc tĩnh mạch nông gây đau đớn.
Cá biệt có một số trường hợp nặng đã có hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc lòng tĩnh mạch sâu. Huyết khối theo dòng máu di chuyển đến tim gây thuyên tắc phổi, nếu không cấp cứu kịp thời thì đã tử vong.
Suy giãn tĩnh mạch – Tưởng không nguy hóa ra nguy không tưởng
Bs.Kiên chia sẻ câu chuyện người thật việc thật của một bệnh nhân nữ, 68 tuổi, ở Tiền Giang, làm nghề buôn bán bị suy giãn tĩnh mạch chân suốt 30 năm.
Theo hồ sơ, khi 30 tuổi, bệnh nhân đã bị nổi gân xanh ở chân, nhưng vẫn chủ quan không thăm khám. Đến khoảng 40 tuổi, những đường gân nổi lớn hơn, rất mất thẩm mỹ, những cơn đau nhức xuất hiện nhiều hơn, nhưng vì nghe mọi người bảo bệnh này không thể nào chữa khỏi, nên chị “cắn răng chịu đựng”, luôn mặc quần váy dài để che giấu đôi chân xấu xí.
Khi sang thời kỳ mãn kinh, triệu chứng càng nặng, bệnh nhân chỉ đứng khoảng 5 phút chân đã mỏi, khó chịu dữ dội. Chị cũng từng đắp lá me theo lời thầy lang ở quê nhưng không thấy bớt, sau đó được thầy lang chỉ định phải chích lễ nặn máu rút gân.
Rất may chị “nhát” nên không dám chích lễ mà đã chịu đi thăm khám. Bs CKII. Phan Duy Kiên trực tiếp nhận ca bệnh khi đó cho biết, sau khi làm các xét nghiệm tầm soát, chị bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới độ 2, suy tĩnh mạch hiển lớn, phải điều trị bằng Laser nội mạch.
Bs.Kiên nhận định, nếu 10-20 năm trước, bệnh nhân chịu đến bệnh viện khám sớm và điều trị thì đã có thể chặn đứng bệnh suy giãn tĩnh mạch, trả lại sức khỏe và thẩm mỹ cho đôi chân.
Chủ động tầm soát “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Suy giãn tĩnh mạch nói riêng, các bệnh lý nói chung nếu được phát hiện và điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Yếu tố tiên quyết không phải là chữa bệnh mà là tầm soát.
Chủ động tầm soát sớm khi đôi chân phát đi những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên (đau mỏi, sưng tê, nổi gân xanh…) chính là cách bạn bảo vệ hữu hiệu đôi chân của mình.
ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE
Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu.
Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!
Nếu bạn nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch hoặc bị đã lâu nhưng chưa thể chữa khỏi; khi cần hỗ trợ tư vấn trực tuyến bởi bác sĩ mạch máu Bernard Healthcare, vui lòng gọi đến hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: care@bernard.vn.