japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủĐột quỵ
5 lầm tưởng về đột quỵ khiến bạn chủ quan với sức khỏe

5 lầm tưởng về đột quỵ khiến bạn chủ quan với sức khỏe

15/06/2024

Hiểu đúng về bệnh lý cấp tính nguy hiểm - đột quỵ (tai biến mạch máu não) giúp bạn có kế hoạch chủ động tầm soát, phát hiện sớm và dự phòng đột quỵ hiệu quả.

Chỉ trong vòng 1 phút, đột quỵ có thể cướp đi sinh mạng hoặc khiến bạn vĩnh viễn mang trên mình những di chứng nặng nề. Đây là căn bệnh nguy hiểm thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau bệnh tim mạch và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh lý này. Trong bài viết sau đây, Bernard Healthcare sẽ "giải mã" 5 lầm tưởng phổ biến về đột quỵ, giúp bạn có kế hoạch chủ động tầm soát, phát hiện sớm và dự phòng bệnh hiệu quả. 

Lầm tưởng 1: Đột quỵ chỉ xảy ra ở người già  

Không ít người nhận định rằng, đột quỵ là căn bệnh của người già. Thế nhưng trên thực tế, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Dù ở độ tuổi nào nếu mắc bệnh lý mạch máu não (phình/dị dạng); tăng huyết áp; béo phì; đái tháo đường; mỡ máu cao... thì đều có nguy cơ cao bị đột quỵ. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta ghi nhận từ 200.000 - 250.000 ca đột quỵ với số lượng bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Chỉ riêng trong năm 2023, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ đã đạt tới 25% trong tổng số, tăng gấp đôi so với năm trước. Thậm chí, những người khỏe mạnh dưới 30 tuổi cũng không ngoại lệ. 

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Số ca đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng đáng báo động, gióng lên hồi chuông cảnh báo về một căn bệnh nguy hiểm đang âm thầm rình rập mọi người. 

Xu hướng trẻ hóa đột quỵ ngày càng tăng cao, thậm chí ở những người trẻ dưới 30 tuổi 
Xu hướng trẻ hóa đột quỵ ngày càng tăng cao, thậm chí ở những người trẻ dưới 30 tuổi 

Lầm tưởng 2: Chỉ những người có tiền sử gia đình đột quỵ mới có nguy cơ  

Mặc dù tiền sử gia đình đột quỵ là một yếu tố nguy cơ, nhưng nó không phải là duy nhất. Trên thực tế, nhiều người không có tiền sử gia đình đột quỵ vẫn có nguy cơ cao mắc đột quỵ do lối sống thiếu lành mạnh và các bệnh lý đi kèm. 

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia quá mức, ăn uống thiếu cân bằng với nhiều chất béo và muối, lối sống ít vận động,... đều làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người không có tiền sử gia đình. 

Nguy cơ đột quỵ từ các bệnh đồng mắc: Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, những người mắc hai hoặc nhiều bệnh mãn tính có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không mắc bệnh nào. Các bệnh lý nguy cơ cao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, bệnh lý mạch máu. 

Di truyền không phải là yếu tố duy nhất gây đột quỵ. Tuổi tác, giới tính, lối sống thiếu lành mạnh và các bệnh lý mạn tính cũng là những yếu tố nguy cơ cần được quan tâm để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. 

Lầm tưởng 3. Triệu chứng đột quỵ luôn rõ ràng và dễ nhận biết  

Đột quỵ thường được ví như tảng băng trôi, với phần lớn nguy hiểm tiềm ẩn chìm sâu bên dưới bề mặt. Các triệu chứng rõ ràng mà chúng ta quan sát được chỉ đại diện cho một phần nhỏ tổn thương não bộ. Phần tổn thương còn lại chiếm đến 90% có thể gây đột quỵ bất ngờ mà không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng và để lại những di chứng nặng nề.  

Các tổn thương này diễn biến từ những yếu tố nguy cơ: 

  • Tăng huyết áp: Áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao trong thời gian dài, làm tổn thương mạch máu não, dễ dẫn đến vỡ mạch. 
  • Mỡ máu cao: Lượng cholesterol và triglyceride trong máu cao, tạo thành mảng bám trong lòng mạch, cản trở lưu thông máu và hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu não. 
  • Đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu, bao gồm cả mạch máu não. 
  • Rung nhĩ: Rối loạn nhịp tim khiến tim tạo ra cục máu đông, có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn mạch máu. 
  • Suy tim: Tim không bơm đủ máu lên não, dẫn đến thiếu máu não, từ đó gây đột quỵ. 
  • Lão hóa: Quá trình lão hóa làm suy giảm chức năng của cơ thể, bao gồm cả hệ thống tim mạch, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. 
Đột quỵ bất ngờ do các triệu chứng không rõ ràng thường để lại những di chứng nặng nề 
Đột quỵ bất ngờ do các triệu chứng không rõ ràng thường để lại những di chứng nặng nề 

Các triệu chứng đột quỵ có thể nhận biết chỉ biểu hiện cho 10% tổn thương não bộ. 90% tổn thương còn lại diễn tiến âm thầm và để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân sau đó.  

Lầm tưởng 4. Nếu các triệu chứng đột quỵ thuyên giảm thì mọi thứ đã ổn  

Quan niệm sai lầm này có thể khiến bạn bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ (trong vòng 3-6 tiếng đầu tiên sau khi phát hiện đột quỵ) dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.  

Trong một số trường hợp, các triệu chứng đột quỵ có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn (ít hơn 24 giờ), sau đó tự hồi phục. Đây được gọi là đột quỵ thoáng qua (TIA). Tuy nhiên, TIA là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao trong tương lai, thường xảy ra trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau đó. 

Ngoài ra, như đã giải thích, phần lớn trường hợp đột quỵ (khoảng 90%) không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có những triệu chứng nhẹ, dễ bị lơ là. Do đó, việc thuyên giảm triệu chứng không đồng nghĩa với việc tổn thương não đã được khắc phục. 

Khi đã có tiền sử đột quỵ, nguy cơ tái phát sẽ rất cao, đặc biệt là trong 90 ngày đầu tiên. Việc chủ quan, lơ là sau khi các triệu chứng thuyên giảm có thể khiến bạn dễ dàng đối mặt với cơn đột quỵ tiếp theo, mức độ nghiêm trọng và di chứng nặng nề hơn. 

Lầm tưởng 5. Đột quỵ không thể phòng ngừa được  

Y học ngày càng phát triển với nhiều phương pháp tầm soát hiệu quả cho các bệnh lý nền tiềm ẩn, từ đó ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. BS. CKI Đặng Nhất Tâm - Chuyên khoa Nội thần kinh Bernard Healthcare cho biết Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ đã nhận định, 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được nhờ tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ. 

Tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ công nghệ cao tại Bernard Healthcare 

Hệ thống Y khoa chuyên sâu Quốc tế Bernard mang đến giải pháp tầm soát nguy cơ đột quỵ TOÀN DIỆN - CHI TIẾT - CHUYÊN SÂU theo mô hình tầm soát sức khỏe Ningen Dock nổi tiếng Nhật Bản. 

Tầm soát nguy cơ đột quỵ là tiêu chuẩn vàng trong phòng ngừa đột quỵ
Tầm soát nguy cơ đột quỵ là tiêu chuẩn vàng trong phòng ngừa đột quỵ

Mô hình đa chuyên khoa chuyên sâu: Khám lâm sàng bởi đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Nội Tim mạch, Nội thần kinh, Phẫu thuật mạch máu và can thiệp mạch máu thần kinh, Tim mạch can thiệp, Chẩn đoán hình ảnh… 

Kết cấu gói khám TOÀN DIỆN, CHUYÊN SÂU: Siêu âm mạch máu trọng yếu toàn thân; Xét nghiệm chuyên sâu; Thăm dò chức năng; Đánh giá nguy cơ đột quỵ theo thang điểm khuyến nghị của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ... 

*** Đặc biệt, chụp MRI não: “Mắt thần” MRI thế hệ mới, phiên bản đầy đủ, tích hợp trí tuệ nhân tạo tại Bernard có tính năng dựng hình 3D mạch máu não và đánh giá tưới máu não giúp truy tìm “sát thủ thầm lặng” như bệnh lý dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, ổ nhồi máu, tổn thương u,… 

Tư vấn can thiệp kịp thời: Trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, Hội đồng y khoa Bernard kích hoạt quy trình hội chẩn đa chuyên khoa với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước (Nhật Bản) nhằm chẩn đoán xác định, tư vấn phác đồ điều trị và hỗ trợ điều kiện chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân. 

Theo dõi sức khỏe dài hạn sau thăm khám: tư vấn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây Đột quỵ như: Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Xơ vữa động mạch; Rối loạn chuyển hoá (béo phì…) 

80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được nhờ tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ. 

️Đừng để những lầm tưởng về đột quỵ khiến bạn chủ quan với sức khỏe của mình. Cùng Bernard Healthcare tầm soát chuyên sâu nguy cơ đột quỵ ngay hôm nay. Liên hệ hotline (028) 3535 2468 hoặc inbox để được tư vấn chi tiết. 

Đọc thêm: 

Chia sẻ

Đã copy link
5 lầm tưởng về đột quỵ khiến bạn chủ quan với sức khỏe

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Đột quỵ & nguyên lý “tảng băng trôi”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 35 giây trôi qua có 1 người đột quỵ, 3 phút thì có 1 người tử vong do đột quỵ.
Tầm soát chuyên sâu phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ khó phát hiện, thường không có triệu chứng nhưng lại là những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, phình - dị dạng mạch máu não, rung nhĩ...
Đột quỵ dễ “ghé thăm” người mất ngủ
Mất ngủ được hiểu là mất ngủ hoàn toàn, hoặc ngủ ít (chỉ từ 1-3 giờ mỗi ngày), ngủ không sâu, hay mộng mị, bị thức giấc hoặc khi thức giấc rất khó để ngủ lại… Mỗi năm, có khoảng 30 - 45% người lớn bị mất ngủ. Mất ngủ làm suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và là nguyên nhân khiến ta đến gần hơn với nguy cơ đột quỵ hơn.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có giống nhau?
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên 2 căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều có sự khác biệt về vị trí tổn thương hay biểu hiện cũng có sự khác nhau.
Vết thương lâu lành phải làm sao? Tìm hiểu ngay lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Vết thương lâu lành nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da, cắt cụt chi thậm chí là nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Vết thương lâu lành do móng quặp chữa sao cho bớt?
Móng quặp là một trong các tình trạng bàn chân phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Các trường hợp nhẹ dù gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt nhưng không nguy hiểm, nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không chữa trị sớm. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp đúng cách, sớm, móng quặp có thể bị nhiễm trùng lây lan, ảnh hưởng tới xương bên dưới và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.