japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text

TIN TỨC

 Tin tức
Thông tin Y khoa
Hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/05/2023)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó, hơn 7 triệu người tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Điều này cho thấy, không có ngưỡng an toàn nào trong việc hút thuốc lá.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngưng hút thuốc lá
Khi một người hút thuốc lá, hơn 7.000 chất hóa học, trong đó khoảng 250 độc hại đi vào cơ thể bạn, chúng không chỉ "tàn phá" lá phổi mà còn gây hại cho tim mạch, hệ thống mạch máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế các tác động này và cải thiện sức khỏe khi bỏ hút thuốc lá, ngay cả khi bạn đã hút thuốc trong nhiều năm.
Đột quỵ tấn công người trẻ, vì sao?
Theo Tổ chức Đột Quỵ Hoa Kỳ, số lượng người trẻ mắc đột quỵ tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua, khoảng 15% có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi đột quỵ mỗi năm. Ở Việt Nam, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% tổng số ca đột quỵ).
Làm việc theo nhóm trong điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp nên cần được điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành để đạt hiệu quả cao hơn.
Tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm có ý nghĩa quan trọng với bạn và gia đình
Xu hướng y tế thế giới dần chuyển đổi từ Y học điều trị sang Y học dự phòng, với nhiều thành tựu vượt bậc và đặc biệt là máy móc, trang thiết bị với công nghệ hiện đại giúp tầm soát sức khỏe, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh, từ đó giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công và cơ hội sống.
Thay vì "khám bệnh" hãy "tầm soát sức khỏe"
Hơn 30 năm tận lực phục vụ ngành y tế, Thầy thuốc ưu tú - Bác sĩ cao cấp, bác sĩ CKII. Hồ Thị Hồng - Giám đốc chuyên môn Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Nguyên Trưởng khoa Dịch vụ theo yêu cầu bệnh viện Chợ Rẫy), chia sẻ: “Người ta thường nói đi khám bệnh chứ ít khi nói đi tầm soát sức khỏe. Nhiều người dân chờ có bệnh mới đi khám, uống thuốc. Tư tưởng và thói quen đó mình cần phải thay đổi. Như người Nhật sống khỏe mạnh, trường thọ phần lớn cũng nhờ thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ. Vì vậy chuyện cần của mình là cần đi tầm soát, chứ đợi có bệnh thì lúc đó chỉ chạy theo bệnh mà thôi.”
10 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương
Những vết thương không trên 2 tuần trở lên sẽ được coi là vết thương lâu lành (vết thương mạn tính), thường do một số yếu tố làm chậm quá trình lành thương. Vì vậy, khi có vết thương, cần kiểm soát các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự lành thương, để quá trình này được diễn ra thuận lợi.
70% loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch
Giáo sư De Maeseneer (người Bỉ) - Chủ tịch hội đồng khoa học soạn thảo guideline bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội tĩnh mạch Châu Âu đã nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu Châu Âu lần thứ 36: “70% vết loét lâu lành ở chân liên quan đến loét tĩnh mạch”.
Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.