Thời tiết nắng nóng, oi bức là điều kiện thuận lợi dẫn đến nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt, đặc biệt nhóm đối tượng có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao...
Nguyên nhân dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ vào mùa hè
Nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, mồ hôi bài tiết nhiều hơn, nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể mất nước sẽ khiến máu lưu thông kém. Yếu tố này kết hợp với bệnh nền hay các vấn đề sức khỏe sẵn có như tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì... làm tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối (cục máu đông) gây tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ.
Sốc nhiệt điều hòa cũng là một trong nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ gia tăng vào mùa nắng nóng. Đặc biệt vào mùa nắng đỉnh điểm, nhiều người tìm cách tránh nóng ở các trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng làm việc... nơi có nhiệt độ điều hòa thấp hoặc tắm ngay sau khi vừa hoạt động mạnh ngoài trời nắng, việc thay đổi đột ngột dễ dẫn tới giảm thân nhiệt khiến mạch máu co lại và khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.
Triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng
Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên, với các triệu chứng điển hình như:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao (có thể lên đến 40 độ C)
- Đau nhức đầu, hoa mắt, choáng váng
- Da đỏ, khô, nóng hừng
- Chuột rút, tê người
- Buồn nôn
- Tim đập nhanh
- Phát cơn co giật, động kinh
- Ngất xỉu, bất tỉnh
Đối tượng có nguy cơ đột quỵ do nắng nóng
Với thời tiết nắng nóng kéo dài, nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt lưu ý với nhóm đối tượng sau:
- Trẻ em, người lớn tuổi
- Người vận động mạnh, liên tục hoặc người làm việc lâu dưới trời nắng gắt
- Người mắc bệnh mạn tính như suy tim, suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
- Người có lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, uống ít nước...
Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt mùa nắng nóng
Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không chỉ riêng với thời tiết nắng nóng, vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa:
- Hạn chế ở lâu ngoài trời nắng: Nhất là buổi trưa đứng nắng, nắng gắt từ 12 giờ – 16 giờ là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày do vậy nên hạn chế ra ngoài đường, lao động ngoài trời ở khoảng thời gian này
- Không tắm nước lạnh ngay khi vừa đi nắng về
- Tập thói quen uống đủ nước, bổ sung nước ép trái cây, rau củ quả mỗi ngày
- Hạn chế bia rượu, cà phê: Vì cồn, cafein trong bia rươu, thuốc lá là những thành phần dễ gây mất nước
- Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ
Khi phát hiện người bị sốc nhiệt, đột quỵ phải gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đồng thời cần làm mát, hạ thân nhiệt cho người bệnh bằng cách:
- Bỏ bớt quần áo, quạt mát, lau toàn thân người bằng nước mát
- Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách - những vị trí có nhiều mạch máu gần với da - khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt…
Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không chỉ vào thời điểm nắng nóng. Vì vậy, bạn nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ. Để đặt lịch tầm soát nguy cơ đột quỵ, Quý khách vui lòng gọi hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Hãy cùng Bernard Healthcare tầm soát sớm nguy cơ để nói không với đột quỵ!