japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủBản tin Bernard
Giáo viên và bệnh nghề nghiệp thường gặp

Giáo viên và bệnh nghề nghiệp thường gặp

18/11/2022

Từ bao đời, nghề giáo được ví như nghề đưa đò hay nghề “trồng người” cao quý, được cả xã hội tôn vinh, trọng vọng. Tuy nhiên, suốt thời gian dài đứng trên bục giảng, truyền thụ kiến thức cho bao lớp học trò qua nét phấn, giọng nói… Thầy Cô cũng dễ mắc một số bệnh nghề nghiệp như:

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

suy-gian-tinh-mach-chi-duoi-bernard

Giáo viên, đặc biệt là giáo viên nữ từ sau 35 tuổi rất dễ mắc phải bệnh lý này, do đứng nhiều, ngồi nhiều, mang giày cao gót…gây áp lực lên tĩnh mạch chi dưới, giãn tĩnh mạch biểu hiện qua các đường gân xanh đỏ chi chít hay búi gân ngoằn ngoèo ở chân; gây cảm giác nặng mỏi chân, bứt rứt châm chích như kiến bò dọc cẳng chân.

Khàn tiếng, mất giọng

khan-tieng-mat-giong

Giáo viên là một trong những nghề nghiệp phải nói nhiều. Với bình quân 45 phút cho một tiết học, các thầy cô sẽ phải nói liên tục từ 180 phút cho tới 225 phút/ngày. Khàn tiếng có thể chỉ là triệu chứng nhẹ, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, các thầy cô có thể sẽ phải đối mặt với những bệnh nặng hơn như viêm amidan, viêm họng hạt, ung thư vòm họng.

Bệnh hô hấp

benh-ho-hap

Thường xuyên tiếp xúc với bụi phấn, thầy cô có thể mắc phải viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi. Khi bị viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn tới sức đề kháng của cơ quan hô hấp suy giảm, dẫn đến nguy cơ mắc lao phổi.

Tuy nhiên hiện nay, giáo dục công nghệ 4.0 được triển khai, giáo viên ngày càng sử dụng máy tính nhiều hơn, giảm tiếp xúc với bụi phấn nên nguy cơ lao phổi giảm.

Các bệnh về xương khớp

co-xuong-khop-bernard

Giáo dục hiện đại giúp hạn chế nguy cơ bệnh hô hấp nguy hiểm như lao phổi nhưng lại làm gia tăng nguy cơ đau mỏi vai gáy, thoái hóa đốt sống vì thời gian thầy cô ngồi máy tính nhiều, chấm bài, soạn giáo án…

bernard-chuc-mung-ngay-nha-giao-viet-nam

HIỂU RÕ NGUY CƠ, CHỦ ĐỘNG TẦM SOÁT, BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG!

Đây là thông điệp mà Bernard Healthcare muốn gởi đến Quý Thầy Cô nhân ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Kính chúc tất cả Người Thầy trong mọi lĩnh vực đều được khỏe mạnh, an lành, giữ lửa nhiệt tâm với nghề, góp phần đào tạo những thế hệ vàng Việt Nam.

Chia sẻ

Đã copy link
Giáo viên và bệnh nghề nghiệp thường gặp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Giao lưu khoa học: “Ứng dụng giải pháp gen trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư”
Lại một thứ sáu tràn đầy năng lượng, các bác sĩ và tập thể nhân viên Bernard lại có cơ hội tiếp cận với kiến thức y khoa mới, ứng dụng vào thực tiễn thăm khám, tầm soát và điều trị bệnh lý cùng với Bác sĩ Nguyễn Lưu Hồng Đăng.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vết loét bàn chân đái tháo đường
Với bệnh nhân tiểu đường, các bác sĩ đều cảnh báo nếu để tình trạng dinh dưỡng kém sẽ làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ nhiễm trùng và phải đoạn chi sẽ tăng cao hơn.
Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng ghé thăm, chúc Tết Bernard Healthcare
Thầy (GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng) đưa Cô cùng đến thăm và chúc tết các bác sĩ Bernard trong không khí rộn ràng những ngày giáp Tết Quý Mão 2023.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét
“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G.Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.
Thường xuyên có vết thương lâu lành, cảnh báo có thể bạn đã mắc đái tháo đường
Thưa bác sĩ, một năm trở lại đây, khi mẹ tôi bị các vết thương nhỏ, vết xước ở chân cũng mất mấy tuần mới lành hẳn, không biết có phải mẹ tôi bị bệnh gì không?
Bệnh Buerger: nguy cơ cắt cụt chi vì hút thuốc lá
Buerger được ví như "bệnh tàn vì khói thuốc lá", vì những bệnh nhân được ghi nhận mắc Bueger đều đang hoặc đã từng hút thuốc lá nhiều năm. Triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ – xương - khớp, khi bệnh kéo dài sẽ để lại hậu quả khốc liệt, có thể gây tàn tật và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.