japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin SYT
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

07/02/2025

(Chinhphu.vn) – Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.

Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Những ngày gần đây, hệ thống giám sát dựa vào sự kiện ghi nhận thông tin từ các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.

Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, ngày 2/1/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, COVID-19.

Đồng thời, một số trang thông tin này bày tỏ lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus Human Metapneumovirus (HMPV) và thông tin về việc công bố tình trạng khẩn cấp hay việc quá tải các lò hoả tảng cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Ngay sau khi ghi nhận các thông tin trên, ông Hoàng Minh Đức cho biết, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc).

Theo đó, đến thời điểm hiện tại, tổ chức Y tế thế giới chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội như trên.

Báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc cũng cho thấy, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, human metapneumovírus (HMPV) và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, Mycoplasma pneumoniae và human metapneumovirus (HMPV).

Tại Trung Quốc, hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là virus cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), human metapneumovirus (HMPV).

Cũng theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm hiện tại trong năm ở quốc gia này.

Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng đã chủ động theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.

Đồng thời, Cục sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với tổ chức WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.

Chia sẻ

Đã copy link
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tại sao chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới phải cần siêu âm tư thế đứng?
Hiện nay rất nhiều bệnh nhân được làm siêu âm chẩn đoán “suy van tĩnh mạch sâu chi dưới”. Khi được hỏi hầu hết những bệnh nhân này đều được siêu âm với tư thế nằm. Tuy nhiên, hầu hết các hiệp hội mạch máu Mỹ và Châu Âu đều khuyến cáo khi khảo sát tĩnh mạch chi dưới phải kết hợp cả tư thế nằm và tư thế đứng, trong đó tư thế đứng đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới.
Người tiểu đường ngâm chân nước ấm nóng có gây vết thương lâu lành?
Thưa bác sĩ, ba tôi mắc bệnh tiểu đường đã hơn 5 năm, mỗi tối trước khi ngủ, ba tôi có thói quen ngâm chân nước ấm nóng để dễ ngủ. Nhưng gần đây ba tôi thấy xuất hiện các vết thương nhỏ dưới lòng bàn chân kéo dài không rõ nguyên nhân, không biết thói quen này có phải là nguyên nhân gây ra không?
Tình cờ phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ khám sức khỏe định kỳ tại Bernard Healthcare
Khách hàng nam 37 tuổi, tiền căn khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường, đến Bernard Healthcare khám sức khỏe tổng quát. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phát hiện nhân ở 2 thùy tuyến giáp.
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh cao cấp Bernard - Kiểm soát chất lượng bởi chuyên gia Nhật
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh Bernard Healthcare nằm trong lòng Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản), đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kiểm tra chéo kết quả MRI, CT trong tầm soát, phát hiện sớm ung thư, nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý lối sống.
Yếu tố tiên quyết trong điều trị Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị dứt điểm, chặn đứng trước khi bệnh diễn tiến thành mạn tính hay xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có hơn 50% người bệnh đã bỏ qua thời điểm vàng tầm soát và điều trị suy giãn tĩnh mạch, khiến bệnh trở nặng.
Người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để hạn chế biến chứng nguy hiểm?
Vết thương lâu lành, đặc biệt loét bàn chân đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng ở những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường lâu năm và gây ra các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người “sống chung với tiểu đường” cần làm gì để tránh biến chứng biến chứng không lành?
Thông báo lịch nghỉ tết 2023
Để thuận tiện cho Quý khách hàng và Đối tác sắp xếp công việc, Bernard Healthcare trân trọng thông báo lịch nghỉ tết đến Quý khách hàng và Đối tác.
Người tiểu đường cần làm gì để ăn tết an vui
Mỗi dịp tết đến xuân về, gia đình sum họp cùng thưởng thức các món ăn ngày tết phổ biến: bánh chưng, bánh tét... hay các cuộc gặp gỡ bạn bè thì khó tránh việc dùng bia rượu, nước có ga. Đây cũng là thời điểm bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) khó kiểm soát đường huyết, từ đó dễ dẫn đến các biến chứng. Vậy làm sao để người tiểu đường "ăn Tết" vui mà vẫn khỏe? Dưới đây là những nguyên tắc để người tiểu đường đón Tết an vui.