japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủVết thương
21 ngày "giành lại” bàn tay cho nữ bệnh nhân đái tháo đường

21 ngày "giành lại” bàn tay cho nữ bệnh nhân đái tháo đường

12/05/2023

Bệnh nhân nữ H.T.H (71 tuổi) đến thăm khám tại Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard trong tình trạng có vết loét sâu ở mu bàn tay phải đã nhiều tháng không khỏi và có triệu chứng mưng mủ, sưng đỏ.

Thăm khám vết loét - Bất ngờ phát hiện bệnh đái tháo đường!

Bệnh nhân H. cho biết: Trước đó có đi khám và được tiêm thuốc ở Trung tâm y tế. Tuy nhiên, khi về nhà thì vị trí tiêm sưng đỏ lên. Sau đó cũng đã uống thuốc kháng sinh và thuốc tan máu bầm nhưng không hết sưng mà còn mưng mủ. Lâu ngày, vết thương cứ lan rộng và thành vết loét ăn sâu.

vet-thuong-do-dai-thao-duong
Vết loét ăn sâu ở mu bàn tay phải của bệnh nhân H.T.H

Khi được người nhà đưa đến Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard, qua các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân H. bị loét nhiễm trùng. Tiếp tục quy trình chuyên sâu để tầm soát nguyên nhân, kết quả kiểm tra đường huyết cho thấy bệnh nhân H. có bệnh lý đái tháo đường (đái tháo đường). Lúc này, người nhà và bệnh nhân đều rất bất ngờ và lo lắng bởi lẽ lâu nay không hề biết gì về tình trạng này.

BS.CKII Phan Duy Kiên - Chuyên khoa Phẫu Thuật Mạch Máu Bernard - Thành viên Hội đồng Y Khoa Bernard Healthcare cho biết đã từng gặp nhiều bệnh nhân có bệnh đái tháo đường nhưng không hề biết mình bị bệnh, cho đến khi xuất hiện vết thương lâu lành và đi thăm khám. “Vì không biết mình có bệnh lý nền đái tháo đường nên người bệnh đã không kiểm soát đường huyết tốt, khiến vết thương không lành và dẫn đến biến chứng nhiễm trùng”, BS Kiên phân tích.

Hành trình 21 ngày điều trị theo mô hình đa chuyên khoa

Đội ngũ BS Bernard đã tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân H. Đây là ca nhiễm trùng trên nền bệnh đái tháo đường, nên bệnh nhân được các BS Nội tiết và Dinh dưỡng tư vấn sử dụng thuốc uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt phù hợp để ổn định đường huyết song song trong quá trình điều trị vết thương.

Để tiến hành làm sạch nền vết thương, bác sĩ Kiên thận trọng cắt lọc mảng xơ chai, loại bỏ vùng da bị mất chức năng …. Năm ngày sau, bệnh nhân được thực hiện cắt lọc và làm sạch vết thương. Đồng thời, bác sĩ cho đặt máy áp lực âm V.A.C hút dịch để giúp vết thương mau lành. Khi vết thương bắt đầu xuất hiện mô hạt, có dấu hiệu lành dần, bác sĩ tư vấn ghép da tự thân cho bệnh nhân. Ở lần tái khám cuối, vết thương tiến triển tốt sau khi ghép da và tốc độ lành thương nhanh. Bệnh nhân đã có thể tự thay băng vết thương tại nhà.

qua-trinh-lanh-thuong
Quá trình lành thương của bệnh nhân H.T.H (1951)

Sau 21 ngày, bệnh nhân H. đã được “cứu lại” bàn tay phải, hạn chế được biến chứng nhiễm trùng lan rộng. Khi nghe BS cho biết vết thương đã lành dần, bệnh nhân thú thật: “Ban đầu thì cũng có hơi lo, lo là không biết mổ rồi, sau này quá trình theo dõi có tiến triển tốt không? Nhưng bây giờ thì thấy tốt rồi, coi như là mọi việc tốt đẹp rồi, bản thân tôi rất mừng!"

Chìa khóa vàng giúp phòng ngừa tái phát loét do bệnh đái tháo đường

Để phòng ngừa vết loét tái phát và giúp vết thương mau lành, bệnh nhân H. đã được đội ngũ BS chuyên khoa Vết thương, Nội tiết và Dinh dưỡng Bernard hướng dẫn chăm sóc vết thương và kiểm soát đường huyết tại nhà.

BS Kiên giải thích thêm: Nếu vết loét đã lành thương, nhưng sau quá trình điều trị người bệnh không kiểm soát đường huyết tốt, để đường huyết cao cũng sẽ gây nguy cơ tái phát vết loét. Đồng thời đường huyết cao cũng tăng nguy cơ xuất hiện các vết loét lâu lành khác, đặc biệt là loét bàn chân.

kiem-soat-bien-chung-dai-thao-duong
Kiểm soát đường huyết giúp phòng ngừa tái phát loét do bệnh đái tháo đường

Nếu bạn hoặc người thân bị bệnh đái tháo đường và xuất hiện các vết thương không lành, hoặc bạn có vết loét lâu lành (kéo dài trên 2 tuần), hãy đến ngay chuyên khoa vết thương Bernard Healthcare để kiểm tra chuyên sâu, phát hiện sớm các triệu chứng và được can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, nếu bạn có bệnh lý đái tháo đường và có các vết thương lâu không lành (kéo dài từ 2-4 tuần), cần hỗ trợ tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa vết thương Bernard Healthcare, vui lòng gọi đến hotline (+84) 28 3535 2468

Chia sẻ

Đã copy link
21 ngày "giành lại” bàn tay cho nữ bệnh nhân đái tháo đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận biết loét bàn chân đái tháo đường - dễ hay khó?
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của loét bàn chân đái tháo đường, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Nhận biết sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng loét bàn chân
Người đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt, sẽ giảm tỉ lệ tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, giảm nguy cơ bị biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao nếu bị loét
“Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có vết loét ở chân thì nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm cao hơn 2.5 lần so với bệnh nhân không có vết loét” - Giáo sư G.Clerici, người Ý, chuyên gia về bàn chân đái tháo đường nhấn mạnh tại Hội nghị Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS) 2022.
Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023: “Dược sĩ tăng cường cho hệ thống y tế”
Chủ đề của Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023 là “Dược sĩ tăng cường cho hệ thống y tế”. Chủ đề năm nay nâng cao nhận thức về dược sĩ như một giải pháp thông minh cho các dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai của hệ thống y tế trên toàn thế giới sau đại dịch COVID-19. Sứ mệnh của FIP nhân Ngày Dược sĩ Thế giới năm 2023 rất rõ ràng: Hãy để ngành dược làm được nhiều hơn.
Bản chất của búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên da là gì?
Chân mệt mỏi, nổi búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo là các triệu chứng phổ biến của người bị suy giãn tĩnh mạch. Vậy bản chất của búi tĩnh mạch là gì? Có điều trị dứt điểm được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây.
Bạn có bị nổi gân xanh chi dưới?
Đôi chân gánh vác sức nặng của toàn bộ cơ thể, chịu tác động mạnh mẽ của trọng lực. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chân thường bị nổi gân xanh hơn bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Có đến 65% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới) không biết mình mắc bệnh. Bạn có nằm trong số đó?
Nhận biết Suy giãn tĩnh mạch chân trước và sau sinh
Một số nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng để “nhận biết suy giãn tĩnh mạch, chủ động phòng và điều trị sớm nếu mắc phải – hiện vẫn chưa được nhận thức đúng và đủ” – Bs CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare nhận định và chia sẻ ở góc độ chuyên môn.