japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Bạn có bị nổi gân xanh chi dưới?

Bạn có bị nổi gân xanh chi dưới?

05/09/2022

Đôi chân gánh vác sức nặng của toàn bộ cơ thể, chịu tác động mạnh mẽ của trọng lực. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chân thường bị nổi gân xanh hơn bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Gân xanh là gì?

Gân xanh thực chất là hệ thống tĩnh mạch dưới da, chuyên làm nhiệm vụ chống lại trọng lực, vận chuyển máu từ các bộ phận trở về tim để trao đổi oxy. Trong lòng tĩnh mạch có các van đóng vai trò chốt chặn một chiều, chỉ mở cho máu chảy về tim và đóng để ngăn máu chảy ngược trở lại.

Gân xanh là cách gọi thông dụng, tuy nhiên quan sát bằng mắt thường, tĩnh mạch nổi dưới da có thể có màu xanh hoặc tím đỏ, có hình dạng ngoằn ngoèo như mạng nhện hay giun bò.

noi-gan-xanh

Nổi gân xanh là dấu hiệu dễ nhận biết của suy giãn tĩnh mạch chân

Vì sao lại nổi gân xanh?

Theo Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu – Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare, nổi gân xanh có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Kết cấu lớp da: Người có da mỏng và sáng màu sẽ lộ rõ gân xanh hơn so với những người da dày và sẫm màu.
  • Vận động mạnh, luyện tập căng cơ cũng khiến gân xanh nổi nhiều và rõ
  • Người quá gầy, người già có lớp mỡ dưới da ít, cũng sẽ lộ rõ gân xanh
  • Phụ nữ mang thai: cần thể tích máu nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn, cộng thêm cơ thể nặng nề, đôi chân chịu áp lực nhiều hơn nên hiện tượng nổi gân xanh xảy ra ở nhóm đối tượng này cao.

Với những nguyên nhân nêu trên, nổi gân xanh không đáng lo ngại, thường sẽ tự hết sau khi cơ thể được trả lại trạng thái cân bằng ban đầu như ngừng vận động mạnh căng cơ, kết thúc thai kỳ…

bieu-hien-noi-gan-xanh-chi-duoi
Biểu hiện “nổi gân xanh” bất thường (từ trái qua phải): giãn tĩnh mạch mạng nhện (<1mm), giãn tĩnh mạch dạng lưới (1-3mm) và búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo (>3mm)

Tuy nhiên, nổi gân xanh sẽ tiềm ẩn nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng đau nhức, tê mỏi, sưng phù, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là vào ban đêm; cảm giác châm chích khó chịu. Bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nổi gân xanh là dấu hiệu sớm, dễ nhận biết nhất của Suy giãn tĩnh mạch

Khi các van bị hư không còn đóng mở đúng cơ chế “một chiều”, sẽ khiến máu lưu thông hai chiều trong tĩnh mạch, gây ùn ứ, khiến thành tĩnh mạch bị giãn và phình to. Dưới da sẽ xuất hiện những gân xanh đỏ dạng mạng nhện (spider) có kích thước <1mm hoặc dạng lưới (reticular) có kích thước 1-3mm, đây là dấu hiệu của giai đoạn sớm (C1) của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Khi bệnh tiến triển qua giai đoạn muộn hơn (C2), những búi tĩnh mạch ở chân phình to hơn (>3mm), “gân guốc” hơn, ngoằn ngoèo trông mất thẩm mỹ. Các triệu chứng tê nhức sưng phù cũng dai dẳng khó chịu hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nổi gân xanh có thể là “tảng băng nổi” của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu

Suy giãn tĩnh mạch nếu được tầm soát sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị ở giai đoạn “nổi gân xanh” thì có thể mang đến kết quả điều trị rất tốt . Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, bỏ qua cảnh báo từ những đường gân xanh, để bệnh âm thầm diễn tiến nặng hơn, biểu hiện bên ngoài là chân xuất hiện các vết viêm loét lâu lành, còn bên trong lòng tĩnh mạch xảy ra biến chứng hình thành cục máu đông (huyết khối), gây viêm tĩnh mạch nông.

Trong một số trường hợp biến chứng nặng, huyết khối bong tróc, có thể theo dòng máu di chuyển vào phổi, làm tắc động mạch phổi gây biến chứng đặc biệt nguy hiểm: Thuyên tắc phổi, có nguy cơ tử vong rất cao.

Nổi gân xanh có thể là “tảng băng nổi” của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu

Suy giãn tĩnh mạch với biểu hiện nổi gân xanh nếu bị phớt lờ, sẽ âm thầm biến chứng thành mối nguy hại đe dọa trực tiếp sức khỏe, tài chính, thời gian và thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Hình thực tế trường hợp bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới biến chứng loét và loạn dưỡng da 8 năm không lành

Như vậy, với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, chẩn đoán đúng giai đoạn, đúng nguyên nhân sẽ cho kết quả điều trị hiệu quả. Điều trị càng sớm càng tiết kiệm chi phí. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được thăm khám tỉ mỉ, siêu âm Doppler đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới và đo áp lực tĩnh mạch dưới thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu tĩnh mạch.

Đọc đến đây, bạn hãy thử nhìn xuống chân mình và tự kiểm tra xem bạn có bị nổi gân xanh không?

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Bạn có bị nổi gân xanh chi dưới?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân?
Có đến 65% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới) không biết mình mắc bệnh. Bạn có nằm trong số đó?
Chỉ 30 phút Laser – Điều trị dứt điểm chân nặng mỏi, nổi gân vì suy giãn tĩnh mạch
98% giãn tĩnh mạch mạng nhện C1 (chân nổi gân xanh, đỏ tím chi chít như mạng nhện, mạng lưới) và giãn tĩnh mach dạng búi C2 (chân nổi búi gân gồ ghề có đường kính >3mm) có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch và tiêm xơ tạo bọt thẩm mỹ tại Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard.
Bị loét bàn chân không lành, trị đâu cho đúng?
Một vết loét xuất hiện ở bàn chân từ 2-4 tuần mà không lành, thì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần phải thăm khám chuyên khoa.
Bạn có thắc mắc bên trong dạ dày của chúng ta như thế nào không?
Cùng Á hậu Diễm Trang mục sở thị quá trình nội soi tiêu hóa không đau tại Bernard với Bs.CKII Đỗ Quang Trung - hơn 20 năm kinh nghiệm về nội soi và can thiệp bệnh lý Tiêu hóa - Gan mật.
Bí quyết phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường
Biến chứng loét bàn chân ngày càng phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường, tuy nhiên việc điều trị loét bàn chân do đái tháo đường khá phức tạp. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy bí quyết nào giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân đái tháo đường?
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bác sĩ ơi, tôi mới được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Tôi hay đi bộ buổi sáng để tập thể, nhưng nghe mọi người nói đi bộ không tốt cho suy giãn tĩnh mạch. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả
Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.