japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủSuy giãn tĩnh mạch
Mẹ bầu và những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch thai kỳ

Mẹ bầu và những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch thai kỳ

12/05/2023

Suy giãn tĩnh mạch là một trong những nỗi lo của phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Có đến 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Có được nhận thức đúng về căn bệnh này sẽ giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ chất lượng và khỏe mạnh hơn.

Suy giãn tĩnh mạch thai kỳ là gì? Liệu có nguy hiểm cho mẹ bầu không?

Suy giãn tĩnh mạch là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch là do khi mang thai, cơ thể gia tăng hóc-môn progesterone, cùng với việc trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, tạo sức ép quá lớn lên tĩnh mạch chân, làm van tĩnh mạch suy yếu. Bên cạnh đó, việc phải hạn chế đi lại, đứng - ngồi - nằm quá lâu trong thời gian dài cũng khiến cho máu lưu thông kém, gây suy giãn tĩnh mạch thai kỳ.

suy-gian-tinh-mach-thai-ky
Suy giãn tĩnh mạch thai kỳ là hiện tượng xảy ra do các thay đổi của mẹ bầu trong thời gian mang thai

Thông thường, bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn thai kỳ sẽ không nguy hiểm, việc điều trị thường được dời đến sau sinh để tránh tác động lên mẹ và bé. Tuy nhiên, những trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) ở bề mặt da sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, cần được chữa trị sớm bằng các biện pháp giảm nhẹ. 

dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-thai-ky
Mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch thai kỳ dễ cảm thấy tự ti, cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách

Một yếu tố khác có thể có ảnh hưởng xấu đến người mẹ đó là vấn đề tâm lý. Suy giãn tĩnh mạch thường có triệu chứng là các đường gân, búi tĩnh mạch nổi lên bề mặt da. Điều này rất dễ khiến mẹ bầu cảm thấy tự ti, cộng với việc ngoại hình thay đổi đột ngột khi mang thai, nếu không được quan tâm và động viên đúng cách sẽ dễ dẫn đến trầm cảm trước và sau sinh, ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

Điều trị Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn thai kỳ

Do đang trong quá trình mang thai, việc can thiệp điều trị cần được hạn chế. Bác sĩ chỉ can thiệp điều trị khi bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi, quan sát đôi chân mình. Ngay khi thấy những dấu hiệu của Suy giãn tĩnh mạch như: chân nổi những đường gân ngoằn ngoèo màu xanh, đỏ hoặc tím; Chân hay bị mỏi, nặng nề, ngứa châm chích, bứt rứt khó chịu… hãy lập tức đến các đơn vị, bác sĩ có chuyên môn, uy tín để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị.

me-bau-chu-y-khi-suy-gian-tinh-mach
Mẹ bầu khi có các triệu chứng nghi ngờ suy giãn tĩnh mạch nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn các biện pháp hỗ trợ phù hợp

Ở giai đoạn mang thai, nếu chẳng may bị suy giãn tĩnh mạch, tùy tình trạng, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp không can thiệp như mang vớ tĩnh mạch, thay đổi lối sống, hoặc tập những bài tập suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ nhàng.

Ở giai đoạn sau khi sinh, nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân không cải thiện nhiều, bạn nên sớm thăm khám tại các trung tâm chuyên sâu, bệnh viện uy tín để được siêu âm chẩn đoán tình trạng bệnh, dùng thuốc theo chỉ dẫn hoặc được tư vấn điều trị bằng các phương pháp phù hợp như tiêm xơ, keo sinh học, laser nội mạch… 

Phụ nữ mắc Suy giãn tĩnh mạch thai kỳ cần lưu ý điều gì?

1. Lắng nghe cơ thể 

Giai đoạn thai kỳ và sau sinh là những giai đoạn đầy khó khăn đối với bất kì mẹ bầu nào. Phải đối mặt với những biến đổi đột ngột của cơ thể cả bên trong lẫn bên ngoài là một điều không hề dễ dàng. Nhiều mẹ có xu hướng bỏ mặc, không quan tâm đến bản thân vì quá căng thẳng, áp lực. Đây là việc làm rất nguy hiểm bởi trong giai đoạn này, cơ thể mẹ gần như kiệt sức, rất dễ xuất hiện các vấn đề sức khỏe.

luu-y-phu-nu-suy-gian-tinh-mach
Mẹ bầu cần thường xuyên quan sát những dấu hiệu của cơ thể

Hãy tập lắng nghe những dấu hiệu của cơ thể, dù là nhỏ nhất, đó có thể là biểu hiện của Suy giãn tĩnh mạch:

  • Chân nổi những đường gân ngoằn ngoèo màu xanh, đỏ hoặc tím 
  • Chân hay bị mỏi, nặng nề, ngứa châm chích, bứt rứt, khó chịu
  • Có cục máu đông (huyết khối) ở bề mặt da 
  • Các cơn đau, chân sưng phù, nhiễm trùng ở khu vực nổi gân xanh

Bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu không nguy hiểm, dễ điều trị và chi phí thấp. Nhưng nếu chủ quan, bỏ mặc bệnh diễn tiến sang giai đoạn nặng sẽ kéo theo nhiều biến chứng khó điều trị như viêm loét, loạn dưỡng da; biến chứng ẩn giấu khó phát hiện nhưng hết sức nguy hiểm là thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến đột tử.

2. Xây dựng thói quen 

Thay đổi những thói quen xấu trong cuộc sống, sửa cho cơ thể quen với những thói quen mới cũng là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa Suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn thai kỳ và sau sinh:

me-bau-suy-gian-tinh-mach
Mẹ bầu có thể duy trì một số bộ môn phù hợp với thể trạng để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch thai kỳ
  • Tránh ngồi bắt chéo chân: ngồi chéo chân sẽ làm cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn hơn. 
  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu: hãy di chuyển nhẹ nhàng khi có thể, cử động vugnf chân, xoay cổ chân, thay đổi tư thế. Đứng hoặc ngồi quá lâu cũng là yếu tố gây Suy giãn tĩnh mạch.
  • Duy trì các bài tập thể dục phù hợp: bạn có thể tập một số bộ môn phù hợp với bà bầu với cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga bầu, hoặc tập với máy tại nhà như đạp xe đạp… Việc duy trì tập luyện sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân, ngăn ngừa Suy giãn tĩnh mạch.
  • Nằm nghiêng sang trái khi ngủ: tư thế nằm này sẽ giúp giảm áp lực lưu thông máu từ chân lên tim, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Kê chân trên ghế nhỏ, bục thấp khoảng dưới 20cm: bạn có thể làm điều này khi ngồi hoặc nằm để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.

3. “4 không” mẹ tuyệt đối phải ghi nhớ

  • Không nằm quá lâu sau sinh: Tương tự nằm lò than, mẹ bầu thường được cho là nên nằm nhiều, phải hạn chế đi lại. Đây là một quan niệm sai lầm. Mẹ bầu nên tập đi lại sớm, thường xuyên vận động để máu huyết lưu thông, tránh huyết khối tĩnh mạch.
  • Không tự ý dùng thuốc điều trị: việc dùng thuốc trong thời gian mang thai có thể tác động trực tiếp lên thai nhi như sẩy thai, dị tật bẩm sinh, làm thai kém phát triển… Mặc dù thuốc làm bền tĩnh mạch được cho là không gây hại cho mẹ và thai nhi, việc tự ý sử dụng thuốc cũng rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên đến thăm khám với các bác sĩ uy tín để có hướng điều trị phù hợp.
  • Không nằm lò than sau sinh: Theo dân gian, phụ nữ sau sinh thường phải nằm lò than trên giường 1-2 tháng. Thực tế, điều này không đem lại lợi ích gì mà ngược lại còn có khả năng gây huyết khối tĩnh mạch.
  • Không áp dụng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng: đắp thuốc, đắp lá, ngâm chân nước nóng,... Hầu hết các biện pháp dân gian đều chưa được y học kiểm chứng. Mẹ bầu không nên áp dụng để tránh ảnh hướng đến mẹ và bé cũng như làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
phu-nu-bi-suy-gian-tinh-mach
Phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch thai kỳ không nên nằm lò than trên giường sau sinh

Chia sẻ

Đã copy link
Mẹ bầu và những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch thai kỳ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận biết Suy giãn tĩnh mạch chân trước và sau sinh
Một số nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ mang thai trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng để “nhận biết suy giãn tĩnh mạch, chủ động phòng và điều trị sớm nếu mắc phải – hiện vẫn chưa được nhận thức đúng và đủ” – Bs CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia Mạch máu Bernard Healthcare nhận định và chia sẻ ở góc độ chuyên môn.
Phát hiện sớm Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu
Suy giãn tĩnh mạch ẩn giấu là tình trạng tĩnh mạch đã suy giãn nhưng bị che khuất hoặc được bao xung quanh bởi nhiều mô mỡ, vì thế không có biểu hiện nổi gân xanh dưới da, không thể nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu của bệnh lại giống với khá nhiều bệnh khác nên không chỉ bệnh nhân mà nhiều bác sĩ cũng dễ chẩn đoán nhầm.
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Chấm dứt bứt rứt vì suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mới khởi phát (cấp độ C1) không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khiến người bệnh bứt rứt, tê mỏi, cảm giác đôi chân nặng nề. Thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng, giờ đây bạn có thể chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch
Hãy cùng kiểm chứng các thông tin phổ biến trên mạng xã hội về suy giãn tĩnh mạch với sự giải đáp, tư vấn Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare.
Những phương pháp điều trị mới nhất cho suy giãn tĩnh mạch
Yếu tố tiên quyết trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là Tầm soát sớm, điều trị sớm ngay từ giai đoạn C1 sẽ có cơ hội chặn dứt hoàn toàn bệnh lý, đồng thời điều trị thẩm mỹ đạt hiệu quả tối ưu.
Vai Trò Của Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Tầm Soát Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới
BS.CKII Phan Duy Kiên - cố vấn chuyên môn cấp cao Đơn vị Mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare cho biết Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, trong đó có bệnh lý suy giãn tĩnh mạch (SGTM).
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.