japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủThông tin Y khoa
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả

Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả

04/11/2022

Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tại Việt Nam hiện đang không được điều trị, phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan không thăm khám, để bệnh tiến triển nặng qua nhiều năm.

Tầm soát sớm – Lá chắn khóa chặn suy giãn tĩnh mạch

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc chủ động tầm soát sức khỏe khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, hay nhận thức bản thân thuộc nhóm nguy cơ cao của bệnh lý sẽ giúp kịp thời chặn đứng nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, điều trị suy giãn tĩnh mạch khó và tốn kém.

tam-soat-suy-gian-tinh-mach-bernard
Tầm soát suy giãn tĩnh mạch càng sớm càng có cơ hội điều trị suy giãn tĩnh mạch dứt điểm

 Bs.CKII Phan Duy Kiên, chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare cho biết:

Các nền y học tiến bộ trên thế giới đã chuyển đổi từ Y học điều trị sang Y học dự phòng. Tại Việt Nam, Đơn vị Mạch máu – Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare là đơn vị tiên phong chuyển đổi, ưu tiên phương pháp điều trị dự phòng và ít xâm lấn.

Nếu chân bị suy giãn tĩnh mạch được phát hiện sớm (giai đoạn C1) thì chỉ cần can thiệp nội mạch ít xâm lấn như tiêm xơ tạo bọt làm tiêu biến những đường gân xanh ngoằn ngoèo, trả lại thẩm mỹ cho đôi chân, kết quả thấy ngay. Thủ thuật này chỉ mất 15-30 phút, không đau, không cần gây mê, không mổ không sẹo, sau điều trị bệnh nhân có thể về nhà và sinh hoạt bình thường, kết hợp mang vớ y khoa, tập thể dục, chú ý thêm dinh dưỡng. Rất nhẹ nhàng, an toàn và hợp lý chi phí. Trong khi đó, nếu không điều trị, để lâu năm, suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến sang giai đoạn C2, C3, có thể kèm theo các biến chứng âm thầm như huyết khối tĩnh mạch sâu, loạn dưỡng da… thì việc điều trị lúc này đòi hỏi kéo dài và phức tạp, tốn kém hơn rất nhiều - Bs. Kiên giải thích cụ thể.

bang-phan-doi-suy-gian-tinh-mach-bernard
Bảng phân độ suy giãn tĩnh mạch chi dưới (CEAP)

Suy giãn tĩnh mạch lâu năm có thể biến chứng gây tử vong

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn C1 không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu bứt rứt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng suy giãn tĩnh mạch chi dưới từ C2 trở đi đã được xếp vào giai đoạn muộn và nặng, có thể có biến chứng đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Ngoài các cơn đau mỏi, tê nhức thường xuyên, thì chân còn bị phù, loét, những vết loét lở dần dần không thể lành, có nguy cơ hoại tử da. Một biến chứng nguy hiểm khác của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, không thể quan sát bằng mắt thường chính là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tại Mỹ, huyết khối tĩnh mạch sâu gây thuyên tắc phổi là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 chỉ sau hai căn bệnh nguy hiểm là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ được phát hiện bởi bác sĩ chuyên môn và thiết bị tầm soát, chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm Doppler ở tư thế đứng." ThS. Bs. Lê Kim Cao, chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare khuyến cáo "Tầm soát sớm là chìa khóa để tìm ra và khóa chặn huyết khối di chuyển về phổi và tim.

Tại Bernard, ngay khi tầm soát phát hiện bất thường về dòng trào ngược hay sự hình thành khối huyết trong tĩnh mạch sâu, bệnh nhân sẽ được hội chẩn đa chuyên khoa, đánh giá toàn diện và chi tiết tình trạng suy giãn tĩnh mạch cùng các bệnh lý nền, các yếu tố nguy cơ liên quan để có phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

thuyen-tac-phoi-do-suy-gian-tinh-mach-bernard
Thuyên tắc phổi do biến chứng suy giãn tĩnh mạch – Sát thủ thầm lặng

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nào tốt nhất hiện nay?

Theo chuyên gia tĩnh mạch Bernard: Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện có nhiều phương pháp. Tại Bernard, bệnh nhân được chẩn đoán hình ảnh bằng hệ thống siêu âm Doppler, đo áp lực tĩnh mạch bằng hồng ngoại bởi thiết bị ATYS (Pháp) đầu tiên tại Việt Nam, khảo sát mạch máu ngoại biên toàn thân không xâm lấn, giúp phát hiện những tổn thương sớm. Khi phát hiện có bệnh, tùy giai đoạn mà bác sĩ chỉ định phương pháp thích hợp.

Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn C1 thường được điều trị nội khoa (thay đổi các nguyên nhân xấu, dùng thuốc hỗ trợ, vớ y khoa, duy trì lối sống lành mạnh…). Tuy nhiên, theo các bác sĩ cho biết để điều trị dứt điểm và đạt hiệu quả về thẩm mỹ, ở giai đoạn C1, có thể điều trị bằng phương pháp tiêm xơ tạo bọt.

Suy giãn tĩnh mạch từ giai đoạn C2 trở lên được can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn như tiêm xơ tạo bọt, laser nội mạch, sóng cao tần RFA, keo sinh học hay phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch (Stripping). Các phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật ngoại khoa truyền thống như xâm lấn ít, không gây biến chứng, không phải gây mê hay gây tê tủy sống, không để lại sẹo xấu, giảm thiểu tỉ lệ tái phát.

ty-le-tai-phat-suy-gian-tinh-mach

Điều trị suy giãn tĩnh mạch ở đâu hiệu quả nhất?

Suy giãn tĩnh mạch có nhiều triệu chứng giống các bệnh lý khác như viêm cơ xương khớp, biến chứng của đái tháo đường, suy thận… nên không ít bác sĩ tại nhiều cơ sở y tế đã chẩn đoán nhầm. Kết quả, bệnh không giảm mà ngày càng nặng thêm. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn nơi mình thăm khám uy tín, chất lượng.

Quy trình thăm khám chuẩn quốc tế, siêu âm Doppler đánh giá huyết động tĩnh mạch chi dưới ở tư thế đứng, khám lâm sàng và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ mạch máu đến từ bệnh viện đầu ngành Chợ Rẫy… là những thế mạnh nổi trội, giúp Bernard Healthcare được đánh giá là một trong những nơi điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, an toàn.

Đặc biệt, với những trường hợp suy giãn tĩnh mạch lâu năm, chạy chữa đủ cách mà chưa khỏi, cần nhanh chóng đến trung tâm chuyên sâu Bernard để được kiểm tra, tư vấn cụ thể. Phải xác định đúng và đủ nguyên nhân gây bệnh, đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ từ đó mới có phác đồ điều trị chuẩn xác. Trong quá trình điều trị, ý thức tuân thủ và phối hợp đến nơi đến chốn của bệnh nhân với bác sĩ cũng rất quan trọng – BS.CKII Phan Duy Kiên nhấn mạnh.

ĐƠN VỊ MẠCH MÁU – SUY GIÃN TĨNH MẠCH BERNARD HEALTHCARE

Đơn vị mạch máu - Suy giãn tĩnh mạch Bernard Healthcare tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Bernard Healthcare có nhiều năm kinh nghiệm, đến từ bệnh viện đầu ngành. Bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

HÃY NHÌN VÀ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN MÌNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Chia sẻ

Đã copy link
Cơ hội vàng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm hiệu quả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thời điểm vàng chặn đứng Suy giãn tĩnh mạch
Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu của biến chứng Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Ở Việt Nam, mỗi năm có 100-200 nghìn bệnh nhân bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.
Suy giãn tĩnh mạch chân “tấn công” giới trẻ văn phòng
Ngồi một tư thế quá lâu do đặc điểm công việc, tăng cân không kiểm soát… khiến nhiều người dù còn trẻ nhưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện những đường gân xanh tím dưới da trông như những con giun xấu xí.
Bị suy giãn tĩnh mạch dùng thuốc gì hiệu quả?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc, mang vớ áp lực, vật lý trị liệu..) lẫn ngoại khoa (bao gồm phẫu thuật và các phương pháp ít xâm lấn như can thiệp nội mạch).
Hiểu đúng và đủ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay còn gọi là Suy giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lý rất thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh đến 30% ở người trưởng thành, trong đó nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới (Theo số liệu nghiên cứu và thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM).
Suy giãn tĩnh mạch chân có di truyền không?
Thưa bác sĩ, suy giãn tĩnh mạch có di truyền không ạ? Trước đây bà ngoại tôi cũng bị căn bệnh này, mới đây mẹ tôi cũng mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy với những người có tiền sử gia đình như tôi thì có yếu tố di truyền không và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?​
Hội thảo nâng cao chất lượng điều trị ung thư thông qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành
Hội thảo V-TOP (Vietnam Team Oncology Program) 2024 năm thứ 2 với chủ đề "Nâng cao chất lượng điều trị ung thư qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành" vừa diễn ra vào ngày 24/3/2024 với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia ung thư Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam.
Những quan niệm sai lầm trong phòng và điều trị Suy giãn tĩnh mạch
Hãy cùng kiểm chứng các thông tin phổ biến trên mạng xã hội về suy giãn tĩnh mạch với sự giải đáp, tư vấn Bác sĩ CKII. Phan Duy Kiên – Chuyên gia mạch máu Bernard Healthcare.