Trong xã hội hiện đại, suy giãn tĩnh mạch trở thành căn bệnh phổ biến đến mức cứ 100 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Thế nhưng nghịch lý là đa số người mắc bệnh chủ quan xem nhẹ, thay vì có thể chữa dứt hoàn toàn thì họ lại sớm buông xuôi để mặc cho bệnh diễn tiến từ nhẹ thành nặng, từ không nguy hiểm thành nguy cơ đột tử.
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của đôi chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại e ngại về thời gian điều trị và phục hồi kéo dài, dẫn đến việc trì hoãn việc thăm khám và điều trị, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Theo nghiên cứu mới nhất của NIH National Library of Medicine, tỷ lệ người bệnh điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp phẫu thuật truyền thống có nguy cơ tái phát sau một năm điều trị là 25-30%, và con số này còn có xu hướng gia tăng đáng kể sau 5 năm trở lên. Bên cạnh những ảnh hưởng từ phương pháp điều trị thì có rất nhiều nguyên nhân khách quan khiến cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch tái phát sau điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng các tĩnh mạch ngay vị trí chân bị giãn to, ngoằn ngoèo. Tuy thường được xem là bệnh lý thẩm mỹ, suy giãn tĩnh mạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Kỹ thuật sóng cao tần RFA là một trong những cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch mang lại hiệu quả lên đến 95%, cao hơn rất nhiều so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa dành cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch C2-C6. Phương pháp này được Hiệp hội Tĩnh mạch đánh giá cao nhờ vào tỉ lệ thành công lên đến 98%, giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.
Laser nội mạch (endovenous treatment) được đánh giá là một trong các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tiên tiến, ít xâm lấn và mang lại hiệu quả vượt trội hiện nay.