japan-society-mb
HỆ THỐNG Y KHOA CHUYÊN SÂU QUỐC TẾ BERNARD
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI NINGEN DOCK NHẬT BẢN
header-text
Trang chủTin Tổng Hợp
Chụp CT Phổi có phát hiện ung thư? Tìm hiểu phương pháp chụp CT Scan liều thấp trong tầm soát Ung Thư Phổi

Chụp CT Phổi có phát hiện ung thư? Tìm hiểu phương pháp chụp CT Scan liều thấp trong tầm soát Ung Thư Phổi

29/07/2024

Chụp CT phổi có phát hiện ung thư là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong những năm gần đây, chụp CT Scan liều thấp được biết đến như một công cụ quan trọng trong việc tầm soát ung thư phổi, giúp phát hiện sớm những thay đổi nhỏ nhất trong cấu trúc phổi.

Phương pháp chụp CT phổi không chỉ mang lại độ chính xác cao mà còn giảm thiểu tác động của bức xạ đến cơ thể bệnh nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chụp CT Scan liều thấp trong việc phát hiện ung thư phổi.

1. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Nhận thức được các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi để có thể phòng tránh và chủ động tầm soát phổi, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố gây ung thư phổi mà bạn cần biết để phòng tránh:

  • Hút thuốc lá, xì gà và thuốc lào: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Trong thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại, và gần 70 chất có thể gây ung thư.
  • Hút thuốc thụ động: Không chỉ người hút thuốc mà cả những người xung quanh hít phải khói thuốc không tự nguyện (hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
  • Nhiễm HIV: Những người nhiễm HIV có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn do hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng khả năng nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây ung thư.
  • Môi trường và không khí: Ô nhiễm không khí, tiếp xúc với amiăng, radon và các chất độc hại khác trong môi trường làm việc cũng là những yếu tố nguy cơ đáng kể.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên.
Nên chủ động thực hiện tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi để bảo vệ sức khỏe chính mình
Nên chủ động thực hiện tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi để bảo vệ sức khỏe chính mình

2. Các triệu chứng ung thư phổi thường gặp

Ung thư phổi thường có những triệu chứng ban đầu giống với cảm cúm thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn. Một số dấu hiệu thường gặp của ung thư phổi bao gồm:

  • Ho kéo dài: Một trong những triệu chứng đặc trưng của ung thư phổi là những cơn ho kéo dài hơn ba tuần, có thể kèm theo đờm vàng hoặc đen. Cơn ho thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm.
  • Khó thở: Đây là triệu chứng khi khối u gây chèn ép hoặc tắc nghẽn các đường hô hấp.
  • Đau tức ngực: Đau ngực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh tim, viêm phổi hoặc căng thẳng. Trong trường hợp ung thư phổi, đau tức ngực thường do sự phát triển của khối u hoặc sự lan rộng của ung thư tới các cấu trúc xung quanh phổi.
  • Ho ra máu: Có thể là máu trong đàm hoặc máu tươi, nguyên nhân do khối u trong phổi gây tổn thương các mạch máu.

Các biểu hiện khác có thể xuất hiện như khàn tiếng, mệt mỏi, đau cơ và xương, đau vai, tay, mắt, đau đầu, sụt cân không rõ nguyên nhân… Khi có những triệu chứng này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các triệu chứng ung thư phổi dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường

3. Phương pháp tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi

Theo BS. CKII Nguyễn Thị Thanh Hà, ung thư phổi luôn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phổi thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc điều trị và tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn. Việc tầm soát sớm và can thiệp điều trị kịp thời là chìa khóa giúp giảm tỷ lệ tử vong. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Nhật Bản, chụp CT scan phổi liều thấp được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi.

Do đó, nếu bạn thắc mắc chụp CT phổi có phát hiện ung thư hay không? Câu trả lời chắc chắn là có.

CT scan - Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi
CT scan - Tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư phổi

Bernard Healthcare sử dụng hệ thống CT scan (chụp cắt lớp vi tính) công nghệ cao từ GE Healthcare (Mỹ), kết hợp với lưu trữ và xử lý hình ảnh thông minh trên AI PACS. Hệ thống này cho phép tạo hình ảnh sắc nét, giúp phát hiện tổn thương sớm và khảo sát hệ thống cơ quan trong cơ thể với thời gian nhanh nhất, hỗ trợ cho bác sĩ quan sát chính xác, rõ ràng và hạn chế bỏ sót các tổn thương dù là rất nhỏ.

Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Hệ thống Y khoa Quốc tế Bernard Healthcare gồm bốn bước chính sau:

  • Đo sinh hiệu: Đầu tiên, bạn sẽ được đo huyết áp, đếm nhịp thở và kiểm tra các chỉ số khác để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát.
  • Kiểm tra sàng lọc trước khi chụp CT: Bạn sẽ trả lời một bảng câu hỏi sàng lọc để xem có đủ điều kiện để chụp CT phổi không. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ rà soát kim loại trên người bạn để đảm bảo không có vật gây nhiễu trong quá trình chụp.
  • Chụp CT: Bạn sẽ nằm trên một bàn di chuyển qua máy quét hình dạng vòng cung. Không cần tiêm thuốc cản quang, chỉ cần nín thở theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Phương pháp này nhẹ nhàng, nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút.

Bernard Healthcare sử dụng CT Scan 32 detector Model Revolution ACT của GE Healthcare (Mỹ). Công nghệ này cung cấp hình ảnh rõ nét, giúp phát hiện tổn thương sớm và khảo sát hệ thống cơ quan trong cơ thể nhanh chóng. Đặc biệt, công nghệ dựng hình khí phế quản và nội soi đại trực tràng ảo được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán ung thư phổi và tầm soát sớm ung thư vùng bụng chậu (gan, tụy, đường mật, buồng trứng...).

  • Bác sĩ tư vấn sau khi có kết quả chụp CT: Sau khoảng 45 – 60 phút, bạn sẽ gặp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh để nghe kết quả và nhận tư vấn.

TS.BS. Nguyễn Đại Hùng Linh – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh Bernard Healthcare cho biết: “Quy trình tầm soát ung thư phổi bằng CT liều thấp được thực hiện theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu phát hiện nghi ngờ hoặc bất thường như nốt phổi, vùng mô bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT có tiêm thuốc cản quang và/hoặc sinh thiết phổi để chẩn đoán chính xác, hội chẩn đa chuyên khoa và lên kế hoạch điều trị.”

TS.BS. Nguyễn Đại Hùng Linh – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh Bernard Healthcare sẽ trực tiếp đọc kết quả tầm soát
TS.BS. Nguyễn Đại Hùng Linh – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh Bernard Healthcare sẽ trực tiếp đọc kết quả tầm soát

4. Làm cách nào để chủ động phòng ngừa ung thư phổi?

Với tỷ lệ tử vong cao do khó phát hiện ở giai đoạn đầu, việc chủ động phòng tránh căn bệnh ung thư phổi là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng bệnh ung thư phổi từ sớm mà bạn có thể áp dụng.

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc là hai cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đối với người đã hút thuốc, hãy bỏ càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ ung thư phổi. Có nhiều phương pháp để bỏ thuốc lá như liệu pháp thay thế nicotine (miếng dán, kẹo cao su, viên ngậm) và thuốc cai nghiện nicotine theo đơn của bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường làm việc như amiăng và benzen. Cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động để giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại này. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều máy lọc không khí giúp làm sạch bầu không khí trong nhà, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe và phát triển cơ thể. Đối với phổi, ăn uống cân bằng, giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng hô hấp. Một chế độ ăn lành mạnh gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thực vật và động vật, hạn chế chất béo không lành mạnh, đường, muối và rượu bia, sẽ duy trì sức khỏe toàn diện.
  • Rèn luyện thể chất là quan trọng để duy trì sức khỏe và tăng cường chức năng phổi. Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy, bơi lội, đạp xe tăng cường cơ bắp và sức đề kháng của phổi, giảm nguy cơ bệnh hô hấp. Nên tập thể dục cường độ vừa phải đến cao, ít nhất 150 phút mỗi tuần, chia thành các buổi từ 30-60 phút. Kết hợp bài tập tim mạch và sức đề kháng sẽ mang lại lợi ích toàn diện. Các bài tập hít thở sâu như yoga hoặc thiền tăng cường cơ hô hấp và kiểm soát hơi thở. Bắt đầu nhẹ nhàng và tăng dần cường độ để tránh chấn thương.

>>> Xem thêm: Tại sao nên tầm soát ung thư phổi dù đã ngừng hút thuốc lâu năm?

Ngoài các phương pháp phòng ngừa trên, cần kết hợp cùng việc thực hiện tầm soát chuyên sâu với bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc tiên tiến công nghệ hiện đại và mô hình Nhật Bản tại Bernard Healthcare sẽ là chìa khoá giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn ở giai đoạn sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả.

Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, giúp phát hiện sớm các loại ung thư khác nhau. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.

Chia sẻ

Đã copy link
Chụp CT Phổi có phát hiện ung thư? Tìm hiểu phương pháp chụp CT Scan liều thấp trong tầm soát Ung Thư Phổi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Webinar: Tầm soát sớm Ung thư Phổi & Cổ tử cung ​
Nhằm chia sẻ kiến thức, nâng cao nhận thức về giá trị của Tầm soát sớm Ung thư trong cộng đồng, Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) hân hạnh cùng Tổ chức Y học Cộng đồng tổ chức Hội thảo (Webinar) chủ đề “Tầm soát sớm ung thư Phổi & Cổ tử cung”. Đây là hai loại ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, để phần nào giảm nhẹ gánh nặng do ung thư trong cộng đồng.
Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Quy trình tầm soát ung thư phổi chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ cao và đội ngũ y tế và mô hình Nhật Bản.
Tại sao nói CT-Scan là “tiêu chuẩn vàng” trong tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi định kỳ theo khuyến cáo giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và dễ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,8 triệu người chết vì ung thư phổi, chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong do ung thư.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) giúp tầm soát sớm ung thư phổi
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, tỷ lệ sống qua 5 năm trung bình ở những bệnh nhân ung thư phổi là 18,6%. Một trong những lý do dẫn tới kết quả này là việc chẩn đoán muộn, khi bệnh đã tiến triển khiến việc điều trị khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn.
Ứng dụng “mắt thần” trong tầm soát sức khỏe, tầm soát ung thư
Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard lựa chọn phát triển y tế chuyên sâu, đồng thời áp dụng mô hình của Nhật Bản trong tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư.
Phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư
Với chủ đề “Nâng cao chất lượng điều trị ung thư thông qua phối hợp nhóm đa mô thức và đa ngành”, vừa qua hội thảo V-TOP (Vietnam Team Oncology Program) 2024 đã diễn ra thành công.