Tầm soát ung thư buồng trứng được xem như một phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Trong bài viết này những thông tin về phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng sẽ được gửi đến bạn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lưu Y Ngọc - Chuyên Sản Phụ khoa Bernard Healthcare
Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm, là nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tăng cơ hội phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Tại sao nên tầm soát ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Việc tầm soát ung thư buồng trứng là một biện pháp quan trọng giúp truy tìm các yếu tố nguy cơ có thể diễn tiến thành ung thư, ngay cả khi cơ thể không có các triệu chứng rõ ràng.
Theo thống kê, tỷ lệ chữa khỏi ung thư buồng trứng có thể đạt tới 90% nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa thông thường như đau vùng bụng dưới, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, đầy bụng... người bệnh chỉ cho rằng đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường nên không đi kiểm tra.
Sự nhầm lẫn này đã khiến bệnh nhân bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị. Khi các triệu chứng ung thư buồng trứng đã rõ ràng thì lúc này bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, cơ hội sống sót cực kỳ thấp và điều trị không còn hiệu quả. Chính vì thế việc thực hiện tầm soát định kỳ trở nên cực kỳ quan trọng.
>>> Xem thêm: Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tăng hiệu quả điều trị
2. Đối tượng nên tầm soát ung thư buồng trứng
Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 240.000 phụ nữ được chẩn đoán có khối u ác tính tại buồng trứng, gần 150.000 ca tử vong. Trong đó, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng.Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh nhưng ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc căn bệnh này.
Theo Bác sĩ Lưu Y Ngọc, những đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện khám sàng lọc và tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ, bao gồm:
- Phụ nữ trên 50 tuổi;
- Phụ nữ chưa bao giờ mang thai;
- Phụ nữ có người thân mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng;
- Những người có bất thường trong gen BRCA1 hoặc BRCA2, hoặc có các gen liên quan đến hội chứng Lynch;
- Phụ nữ thừa cân.
Ngoài ra, những triệu chứng như đau bụng dưới, sụt cân nhanh, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn cũng cần được chú ý và thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa sớm càng tốt.
3. Tầm soát ung thư buồng trứng chuyên sâu tại Bernard Healthcare
Ung thư buồng trứng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” do tính chất âm thầm và khó phát hiện của nó. Do việc, vai trò của tầm soát ung thư buồng trứng trở nên rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp tầm soát hiện đại và hiệu quả mà các chuyên gia y tế khuyến nghị.
Hệ thống Y khoa Quốc tế chuyên sâu Bernard đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và điều kiện về trình độ chuyên môn lẫn hệ thống máy móc, giúp tầm soát ung thư buồng trứng chuyên sâu với các bước:
- Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Tại đây, khách hàng sẽ được các bác sĩ khai thác bệnh sử bản thân, gia đình và các yếu tố nguy cơ. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi thăm các dấu hiệu bất thường, thời gian và tần suất. Sau đó, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng bằng cách sờ vùng bụng chậu và kiểm tra tổng thể buồng trứng. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh để đánh giá chi tiết hơn.
Bernard Healthcare quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội, Ngoại, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh… từ các bệnh viện hàng đầu trực tiếp thăm khám, hội chẩn theo quy trình được kiểm soát bởi Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard.
- Bước 2: Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp tầm soát cơ bản. Trong đó, xét nghiệm CA-125 được sử dụng để đo lường nồng độ của protein CA-125 trong máu, một chỉ số có thể tăng cao ở những người mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức CA-125 cũng có thể tăng do các nguyên nhân khác như u xơ tử cung, xơ gan và một số loại ung thư khác.
Khách hàng khi tầm soát ung thư buồng trứng tại Bernard sẽ được thực hiện hàng loạt xét nghiệm máu bằng hệ thống máy móc của hãng Abbott danh tiếng.
- Bước 3: Siêu âm
Siêu âm vùng chậu là một phương pháp không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của buồng trứng và các cơ quan lân cận. Siêu âm có thể được thực hiện qua ngả âm đạo hoặc qua thành bụng, giúp phát hiện các khối u hoặc bất thường trong cơ quan sinh sản.
Bernard sử dụng hệ thống siêu âm toàn thân (bụng, giáp, tim, mạch máu toàn thân kèm theo siêu âm vú và đầu dò âm đạo với nữ) bằng hệ thống máy siêu âm với độ phân giải cao của GE Healthcare (Mỹ).
- Bước 4: Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Trong một số trường hợp, khách hàng sẽ được áp dụng quy trình CT vùng chậu không cản quang để phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng. Bernard sử dụng Hệ thống CT scan 32 detector Model Revolution ACT của GE Healthcare (Mỹ). Thiết bị này được trang bị công nghệ chụp cắt lớp điện toán và tái tạo ảnh, giúp hiển thị hình ảnh rõ nét và phát hiện tổn thương sớm. Hệ thống cho phép tái tạo hình ảnh chi tiết và sắc nét của các cơ quan trong cơ thể trong thời gian ngắn nhất, hỗ trợ tầm soát và phát hiện sớm các trường hợp ung thư vùng bụng chậu như gan, tụy, đường mật, buồng trứng, cổ tử cung…
Bernard sở hữu hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) 32 detector Model Revolution ACT, GE Healthcare (Mỹ). Hệ thống CT scan đa lát cắt liều thấp giúp khảo sát các tổn thương vùng bụng chậu, trong đó có buồng trứng.
- Bước 5: Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp MRI buồng trứng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc buồng trứng. Phương pháp này cung cấp hình ảnh có độ tương phản cao, đặc biệt ở mô mềm, cho phép bác sĩ nhìn thấy các cấu trúc khác nhau một cách rõ ràng, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Bernard Healthcare đã áp dụng công nghệ MRI toàn thân tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình tầm soát phát hiện sớm ung thư, mở ra một cánh cửa mới trong chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Hệ thống chụp MRI (Cộng hưởng từ) 1.5 Tesla SIGNA Creator phiên bản đầy đủ thế hệ mới nhất 2020 của GE Healthcare (Mỹ) tại Bernard Healthcare sẽ giúp quá trình tầm soát ung thư buồng trứng đạt hiệu quả cao.
- Bước 6: Tư vấn chi tiết, tỉ mỉ sau thăm khám
Sau khi thăm khám, nếu khách hàng khỏe mạnh, nguy cơ thấp sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra định kỳ.
Trong trường hợp phát hiện bất thường, Bernard sẽ gửi kết quả chẩn đoán hình ảnh sang Bệnh viện Đại học Yamanashi để đọc chéo kết quả, nếu phát hiện bệnh sẽ:
- Kích hoạt hội chẩn đa chuyên khoa
- Tư vấn/ điều trị
- Theo dõi chuyên sâu sau thăm khám, điều trị (follow up). Bernard hỗ trợ kết nối các bác sĩ đầu ngành, bệnh viện tuyến cuối để tham vấn, trực tiếp điều trị, phẫu thuật. Đặc biệt đưa sang Nhật điều trị nếu khách hàng có nhu cầu.
Các bước trong quy trình tầm soát ung thư buồng trứng tại Bernard có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, tuỳ thuộc vào kết quả khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật, phương pháp tầm soát phù hợp. Bernard tự hào có đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa và giàu kinh nghiệm, từ Kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) đến đội ngũ Bác sĩ CĐHA chuyên sâu giúp người bệnh có trải nghiệm an tâm khi thăm khám tại đây.
Ngoài ra, Bernard Healthcare còn ký kết hợp tác chiến lược, liên kết chuyên môn trực tiếp trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao (MRI, CT scan...) với Bệnh viện đại học Yamanashi (Nhật Bản), thiết lập hệ thống hợp tác để phát triển mô hình Ningen Dock Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu quảng bá du lịch y tế Nhật.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ung thư phụ khoa là gì? Gồm những bệnh nào, tại sao phải tầm soát
Khu vực Chẩn đoán hình ảnh của Bernard Healthcare được đặt ngay trong Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đại học Yamanashi. Thông thường, các bệnh viện ở Nhật Bản gần như không chấp nhận kết quả xét nghiệm và cận lâm sàng từ các cơ sở khác. Tuy nhiên, với bệnh nhân thăm khám tại Bernard, các kết quả này được chấp nhận tại Bệnh viện Đại học Yamanashi. Điều này giúp bệnh nhân và khách hàng của Bernard tiết kiệm chi phí và thời gian khi chuyển đến Bệnh viện Đại học Yamanashi điều trị. Ngoài ra, Bệnh viện Đại học Yamanashi còn hỗ trợ chuyên môn chuyên sâu, mang đến nhiều cơ hội chẩn đoán và điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ. Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard Healthcare mang đến sự an tâm cho khách hàng bởi dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, chất lượng cao. Hãy liên hệ với Bernard Healthcare để được đặt lịch khám tầm soát, phát hiện sớm ung thư với những thiết bị công nghệ cao, mô hình Nhật Bản, cùng đội ngũ y bác sĩ đa chuyên khoa tận tâm. Liên hệ hotline (+84) 28 3535 2468 hoặc đăng ký thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn về dịch vụ.